•3/17/2008 01:05:00 CH
Tại Pháp, mỗi năm có 75.000 ca tai biến tim mạch trong đó có 25.000 ca tử vong liên quan đến việc ăn mặn, tức dư thừa muối. Vì thế, cần hiểu biết vai trò của muối đối với sức khỏe cùng các nguy cơ khi lạm dụng muối.
Dùng trong y học
Muối clorur natri dùng chế tạo huyết thanh sinh lý bằng cách pha trong nước tinh khiết (nước cất hai lần) theo tỷ lệ 0,9%.
Đấy là một dung dịch trung tính: độ pH 6-7 và đẳng trương, rất cần thiết khi dùng tiêm chích. Dung dịch huyết thanh sinh lý (dân gian thường gọi là “nước biển”) được dùng tái lập cân bằng natri và clorur dưới dạng ion trong các trường hợp mất nước ngoài tế bào, dùng làm chất dẫn truyền thuốc trong điều trị.
Dùng trong dinh dưỡng
Muối đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước trong cơ thể, dẫn truyền các xung động thần kinh và cơ, giữ huyết áp ở mô. Muối natri hiện diện nhiều trong cơ thể, nhất là trong huyết tương.
Nhu cầu về muối hàng ngày thay đổi theo độ tuổi, cân nặng, mức hoạt động thể lực, trạng thái sức khỏe. Ngưỡng tối thiểu cần cho cơ thể hoạt động là 2g và thay đổi từ 5g-10g trong trường hợp có các hoạt động gắng sức kéo dài.
Các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao là muối ăn (38.850mg/100g); nước xốt đậu nành (5.719mg); cá muối (3.700mg); trái olive muối (2.100-3.288mg); xúc xích (1.800-2.100mg); trứng cá caviar (1.700mg); giăm bông xông khói (1.620mg); cá hồi xông khói (1.200mg); bánh biscuit mặn (1.100mg).
Các thực phẩm ít muối là dầu ăn, nấm nấu chín, nước trà, mận, bánh mì không muối, bắp nấu chín, xi rô thơm, chuối nấu chín, bưởi, nước cam ép, gạo nấu chín, bí non, táo với hàm lượng từ 0-3mg/100g.
Tác hại khi lạm dụng muối
Cao huyết áp: Những người có thói quen ăn mặn thường bị huyết áp cao, tuy nhiên kết quả trên không đồng nhất với tất cả mọi người vì mỗi người nhạy cảm với muối khác nhau: Người da màu mẫn cảm hơn người da trắng; người bị tiểu đường, người cao tuổi và người bị cao huyết áp thường mẫn cảm với muối hơn.
Để biết tác động của muối lên huyết áp, người ta chỉ cần giảm ăn mặn trong một tháng và theo dõi huyết áp. Nếu mẫn cảm với muối thì huyết áp sẽ có khuynh hướng hạ thấp xuống.
Loãng xương:
Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy nhóm người ăn quá 2.300mg muối/ngày có nguy cơ sụt giảm calci dẫn đến loãng xương cao hơn những người dùng ít hơn 2.100mg muối/ngày.
Để giảm việc ăn muối, cần phải biết rõ sản phẩm, thức ăn nào chứa muối để từ đó có sự gia giảm liều lượng muối trong chế biến.
(Theo SGGP)
Dùng trong y học
Muối clorur natri dùng chế tạo huyết thanh sinh lý bằng cách pha trong nước tinh khiết (nước cất hai lần) theo tỷ lệ 0,9%.
Đấy là một dung dịch trung tính: độ pH 6-7 và đẳng trương, rất cần thiết khi dùng tiêm chích. Dung dịch huyết thanh sinh lý (dân gian thường gọi là “nước biển”) được dùng tái lập cân bằng natri và clorur dưới dạng ion trong các trường hợp mất nước ngoài tế bào, dùng làm chất dẫn truyền thuốc trong điều trị.
Dùng trong dinh dưỡng
Muối đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nước trong cơ thể, dẫn truyền các xung động thần kinh và cơ, giữ huyết áp ở mô. Muối natri hiện diện nhiều trong cơ thể, nhất là trong huyết tương.
Nhu cầu về muối hàng ngày thay đổi theo độ tuổi, cân nặng, mức hoạt động thể lực, trạng thái sức khỏe. Ngưỡng tối thiểu cần cho cơ thể hoạt động là 2g và thay đổi từ 5g-10g trong trường hợp có các hoạt động gắng sức kéo dài.
Các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao là muối ăn (38.850mg/100g); nước xốt đậu nành (5.719mg); cá muối (3.700mg); trái olive muối (2.100-3.288mg); xúc xích (1.800-2.100mg); trứng cá caviar (1.700mg); giăm bông xông khói (1.620mg); cá hồi xông khói (1.200mg); bánh biscuit mặn (1.100mg).
Các thực phẩm ít muối là dầu ăn, nấm nấu chín, nước trà, mận, bánh mì không muối, bắp nấu chín, xi rô thơm, chuối nấu chín, bưởi, nước cam ép, gạo nấu chín, bí non, táo với hàm lượng từ 0-3mg/100g.
Tác hại khi lạm dụng muối
Cao huyết áp: Những người có thói quen ăn mặn thường bị huyết áp cao, tuy nhiên kết quả trên không đồng nhất với tất cả mọi người vì mỗi người nhạy cảm với muối khác nhau: Người da màu mẫn cảm hơn người da trắng; người bị tiểu đường, người cao tuổi và người bị cao huyết áp thường mẫn cảm với muối hơn.
Để biết tác động của muối lên huyết áp, người ta chỉ cần giảm ăn mặn trong một tháng và theo dõi huyết áp. Nếu mẫn cảm với muối thì huyết áp sẽ có khuynh hướng hạ thấp xuống.
Loãng xương:
Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy nhóm người ăn quá 2.300mg muối/ngày có nguy cơ sụt giảm calci dẫn đến loãng xương cao hơn những người dùng ít hơn 2.100mg muối/ngày.
Để giảm việc ăn muối, cần phải biết rõ sản phẩm, thức ăn nào chứa muối để từ đó có sự gia giảm liều lượng muối trong chế biến.
(Theo SGGP)
0 Lời bình: