Author: Lorian Mr
•3/23/2025 09:48:00 CH

Nhạc sĩ Bắc Sơn Trương Văn Khuê là một trong những nghệ sĩ mà mình rất thích các sáng tác của ông. Các bài hát của ông mang âm hưởng miền Nam, dân dã mộc mạc lắm và mang lại rất nhiều cảm xúc cho người nghe.

Một trong những bài rất nổi tiếng của nhạc sĩ là CÒN THƯƠNG RAU ĐẮNG MỌC SAU HÈ. Đây là sáng tác mà nhạc sĩ Bắc Sơn cảm hứng từ bài thơ Trường ca rau đắng đất của tác giả Nguyệt Lãng (đây cũng là một bài thơ dài hay nữa), vì bài thơ rất dài nên trong đó ông rút ra một số ý và tạo thành tác phẩm xuất sắc. Bài hát cũng dùng nhiều từ miền Nam mà phải tìm hiểu mới biết ý nghĩa của nó là gì như “ba vá””miểng vùa”, còn rau đắng ở miền Nam ngoài rau đắng ruộng còn có rau đắng đất nữa…

Lời bài hát:
Nắng hạ đi
Mây trôi lang thang cho hạ buồn
Coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng
Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
Biểu cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu
Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình
Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh
Author: Lorian Mr
•2/27/2025 12:48:00 CH
HOÀNG TỬ BÉ là tác phẩm rất nổi tiếng của nhà văn người Pháp Antoine de Saint-Exupéry.

Tác phẩm là lời kể của nhân vật phi công khi gặp Hoàng tử bé, với câu chuyện của cậu khi tới Trái đất. Đó là câu chuyện với góc nhìn của một người trẻ, suy nghĩ của người trẻ con, khác rất nhiều so với cách nghĩ, cách nhìn của người lớn. Họ - người lớn, đã quên đi rất nhiều thứ khi còn trẻ suy nghĩ, để theo đuổi những điều “không thể hiểu được”.

Con người, khi càng lớn càng ít vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn cũng chỉ vì quên đi khi còn trẻ con mong ước điều gì, cần điều gì để vui vẻ.
Author: Lorian Mr
•1/07/2025 10:44:00 CH
Bài hát HÀ LAN do nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh viết làm nhạc cho phim MẮT BIẾC – một tác phẩm hay của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Trong đó, một trong những nữ nhân vật chính là Hà Lan, cũng là mối tình đầu sâu nặng của nam chính. Cô gái ra đi chốn phồn hoa, để người nam ở lại sống với những kỷ niệm ngày còn bên nhau.

Và bài hát là nỗi lòng, tâm sự của người nam khi nhớ về Hà Lan. Anh chàng Phan Mạnh Quỳnh ngẫm về nhân vật rất sâu mới có thể viết nên những lời ca đầy hoài niệm, kiểu như “Bởi em từng ở nơi đó, bởi em từng yêu nơi đó nên tôi về thấy cả một thời”, không dễ gì viết ra được những ý này.

Lời bài hát:

Có phải bao nhiêu lâu nay em không theo tôi về làng
Phố xá đông vui đã níu chân em ngày tháng
Khóm hoa vàng ươm thiên lý đong đưa nắng hắt bên nhà
Giữa nơi thật quen tôi kiếm xa xăm tuổi thơ

Có phải em đi là giấc mơ đi, ký ức riêng tôi ở lại
Áo trắng tôi thương những hôm chiều tà như vẫn bay qua
Chuyến xe thời gian bỗng nhiên một ngày đưa ta đến miền đất lạ
Vẫn nghe xao xuyến có hôm nhớ làng còn nguyên thiết tha
Author: Lorian Mr
•12/01/2024 11:02:00 CH
Bài hát CÓ MỘT CHUYỆN TÌNH được nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh viết cho phim Ngày xưa có một chuyện tình. Bài này tả được cái cảm giác của người đã lớn khi nghĩ về những kỷ niệm đã qua, rồi nghe chính tác giả hát bài này nữa thì cảm giác cứ hoài niệm (dù bài hát hơi khó hát, hạp với giọng của PMQ). Nghe rồi cứ ước gì trong phim, đoạn thầy giáo tỏ tình với người mình thương từ lâu mà nhạc lên mấy lời ca trong bài này, chắc cảm xúc đầy lắm.

Lời bài hát:

Sau nhiều năm tháng
Để bao điều chìm vào quên lãng
Có chăng đôi niềm xưa chưa vơi
Khi sống qua một tuổi xanh xa xôi
Thế rồi vô thức
Thấy tâm trí loay hoay ở miền ký ức
Có nơi ấy thân thương tựa ban mai trong vườn
Chỉ những lo toan giản đơn
Nhưng tình duyên tìm thăm đâu vì ai chờ
Người mênh mông cô đơn người làm quen giấc mơ
Dường như không bao lâu họ nhận ra chẳng còn bình yên nữa
Author: Lorian Mr
•11/09/2024 10:29:00 CH
Ở tác phẩm MỘT Ý NIỆM KHÁC VỀ HẠNH PHÚC, tác giả Marc Levy kể về một chuyến đi ly kỳ về thăm những kỷ niệm và những người bạn xưa, theo nghĩa nào đó thì đúng là vậy. Và khởi đầu của nó là một cuộc vượt ngục, tác giả để nhân vật chính rượt đuổi với thời gian để tìm lại những hạnh phúc xưa bị đánh cướp và cũng để nhận ra hạnh phúc của mình ở đâu.

Đây là tác phẩm về tình yêu, cả tình yêu gia đình và tình yêu nam nữ, từ những ngày tháng tuổi trẻ điên khùng, ngốc nghếch lẫn nhiệt huyết đến khi tuổi đã không còn trẻ, nhưng mỗi con người đó đều mong muốn tìm được hạnh phúc của mình theo cách riêng, mỗi người có “một ý niệm khác về hạnh phúc”.
Author: Lorian Mr
•11/01/2024 10:25:00 CH
Bài viết của tác giả Lý Xuân Hải (Facebook), có khi chưa hiểu rõ và cụ thể lắm, nhưng hình dung được lượng kiến thức trong đó nhiều, nên lưu lại để làm tư liệu.

Hệ quả của trò chơi đồng tiền dễ dãi. Có phải đâu cũng thế không nhỉ?
1. Xanh nhạt: Tổng giá trị tài sản nắm giữ bởi 50% người nghèo nhất Mỹ.
2. Đỏ: Tổng giá trị tài sản nắm giữ bởi 0,1% người giàu Mỹ.
3. Xanh lá: Lượng tiền M2 trong lưu thông.
Nguồn: Hội đồng thống đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ.
KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.
Trước hết cần làm rõ các khái niệm

a. Người giàu, người nghèo, nghèo khó:
Giàu là những người có tổng tài sản quy ra tiền giá trị lớn SO SÁNH với người khác ở quốc gia ấy. Giới siêu giàu được định nghĩa là 0,1% những người giàu nhất từ trên xuống (T0,1).
Nghèo gồm những người:
- Nghèo khó/nghèo đói không đủ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu (ăn, uống, y tế, chỗ ở… những nhu cầu cơ sở của con người);
Author: Lorian Mr
•10/22/2024 11:26:00 CH
Bài viết rất nhiều thông tin của tác giả Lý Xuân Hải, một góc nhìn rất khác mà ít người viết, lưu lại để tham khảo.

1. TRẬT TỰ LÀ CÁI GÌ.
Trật tự thể hiện phân bổ quyền lực trong quá trình ra quyết định bao gồm: ai quyết, thủ tục ban hành, áp chế và thực thi.
Trật tự doanh nghiệp là hệ thống quản trị phân bổ quyền, trách nhiệm và điều chỉnh quan hệ các chức danh. Trật tự quốc gia là thể chế -mô hình cai trị: tổ chức xã hội, hệ tư tưởng, luật, lệ, quyền lực. Trật tự thế giới là cơ chế quyết định, hệ thống quyền lực điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia.
Trật tự là quá trình ra và thực hiện quyết định. Mọi trật tự cần quyền lực duy trì trật tự ấy… thông qua các trụ cột là các cấu thành quyền lực.

Author: Lorian Mr
•9/12/2024 09:20:00 CH
Bài viết giúp người đọc có một cách nhìn rộng rãi hơn về nhu cầu của mỗi người; không phải ai cũng có yêu cầu giống nhau, người từng trải có vẻ dễ đạt đến việc thỏa mãn về một ngày của mình hơn.

Có người anh hỏi tôi, “một ngày tuyệt vời của mày là như thế nào, kể tao nghe!”
tôi cười, im lặng một lúc, ổng cũng cười theo, ổng hiểu ý tại sao tôi không trả lời, rồi ông mới kể chuyện ngày xưa, nhà ổng có 4 anh em, nhà nghèo, dưới quê, có hôm ba má ổng mà không buôn bán được gì thì cả nhà lấy muối hột ra ăn với cơm… lâu lâu thì dầm thêm trái ớt, thế là cả nhà 6 người ăn ngon lành.
lâu lâu, tầm 2 tuần, hôm nào nhà có dư ít tiền, mua được thêm miếng thịt là cả nhà vui như Tết,
ổng kể, mỗi người được 2 miếng thịt nhỏ thôi, tao cắn từ từ, cảm giác tuyệt vời không thể tả…
cho nên, hôm nào thấy má tao đạp xe về mà có cục thịt treo lủng lẳng, thì đó là một ngày tuyệt vời của tao !
Author: Lorian Mr
•6/13/2024 09:28:00 CH
Một bài viết hay và rất đáng suy ngẫm của tác giả Nghệ, nên lưu lại để có lúc đọc ngẫm thấm dần.

3 cái ngân hàng của đàn ông,

một là ngân hàng tiền,
hai là ngân hàng sức khoẻ,
ba là ngân hàng phước,

anh em cứ tra lại hết lịch sử, cuộc đời thằng đàn ông nào cũng chỉ gói gọn trong 3 cái ngân hàng đó thôi,

sinh ra làm vua hay làm lính,
sinh ra làm thầy hay làm thợ,
rồi sinh ra đời này ngồi không ăn tiền,
thậm chí ngồi yên cũng có Thầy xịn Bạn tốt đến giúp liên tục,

nói một hiểu mười, làm đâu trúng đó,

nó đều đến từ 3 cái ngân hàng đó,


Author: Lorian Mr
•5/06/2024 10:43:00 CH
Tình cờ đọc được một bài viết hay, nội dung hợp lý nên lưu lại để nhớ.

Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu "bỏ qua đi Tám"...

"Em chả hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết", cậu bạn thắc mắc.

Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp "thất truyền" này, biết đâu có dịp nào đó anh em có thể dùng để "buôn dưa lê" lúc "trà dư tửu hậu".

Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp... một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.

Đứng trên hết là các "quan lớn" người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không "được" xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.