Tác dụng thứ nhất: Từ các loại rau thơm khác nhau như rau mùi, rau húng, rau tía tô, lá hẹ… người đầu bếp Nhật Bản có thể chế biến ra nhiều món ăn độc đáo như rau thơm xào, bánh rau thơm, kem rau thơm.
Tác dụng thứ hai: Rau thơm không những có mùi thơm dễ chịu mà thành phần dinh dưỡng của chúng cũng rất dễ thấy. Trung Y cho rằng rau thơm tính vị ngọt, thanh, tốt cho dạ dày, giúp tiêu cơm nhanh, chữa ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ độc trúng gió, bổ sung nước cho cơ thể nên có tác dụng nhất định.
Tác dụng thứ ba: Nghiên cứu gần đây cho thấy rau thơm hàm chứa tinh dầu, chất diệp lục, các pectin có tính kháng khuẩn mạnh. Lượng vitamin C trong nó cao gấp 2,5 lần cà rốt; vitamin E cao gấp 1,4 lần trong cà chua. Như vậy, nó hoàn toàn có thể là loại thức ăn tươi như rau xanh thông thường hay hoa quả, có tác dụng hỗ trợ giảm béo.
Tác dụng thứ tư: Ngoài ra, rau thơm cũng dễ trồng và thu hoạch, mùi vị thơm ngon có thể dùng trực tiếp ăn hàng ngày. Nó còn được chế biến thành trà để giảm béo, cải thiện quá trình trao đổi chất. Tại Nhật Bản hiện nay, loại trà chế biến từ rau thơm đã chiếm được cảm tình của nhiều người vượt qua cả trà chanh hay trà sen giảm béo.
Lai Tuệ (24H.COM.VN)
•5/11/2008 10:09:00 CH
Hiện nay ngày càng có nhiều người quan tâm đến cách giảm béo của thế hệ trẻ Nhật Bản bằng cách ăn rau thơm. Rau thơm trở thành mặt hàng bán chạy ở nước này và trong bất cứ tiệm ăn nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp “ngân hàng rau thơm”.
Sức khỏe
|
This entry was posted on 5/11/2008 10:09:00 CH and is filed under
Sức khỏe
. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.
0 Lời bình: