•5/22/2008 12:34:00 CH
Nói chuyện là một hình thức giao tiếp rất phổ biến. Ai cũng biết nói nhưng nói thế nào để người nghe có thể hiểu những gì mình đang nói thì không phải ai cũng biết. Muốn có một cuộc giao tiếp hiệu quả, trước tiên bạn cần phải học cách nói.
Ngắn gọn
Bất cứ người nghe nào cũng muốn nhanh chóng nắm bắt được vấn đề mà người nói đang đề cập tới. Cho nên, đừng dẫn dắt người nghe bằng những câu chuyện không liên quan đến điều bạn muốn nói. Cần “xoay” ngay vào vấn đề chính để tránh mất thời gian của người nghe cũng như giúp họ xác định và tập trung vấn đề một cách dễ dàng.
Đầy đủ, hoàn chỉnh
Tuy ngắn gọn nhưng bạn cũng phải cho người nghe biết bạn muốn nói đến cái gì bằng cáh tập trung vào những chi tiết chính.
Rõ ràng
Bạn nên sử dụng những từ ngữ rõ ràng , chính xác và không gây hiểu nhầm cho người nghe. Chỉ dùng sai hoặc vô tình đánh mất đi một từ thôi cũng làm cho câu nói của bạn mang một ý nghĩa khác hoặc trở nên vô nghĩa. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hay quá khách sáo chỉ tạo nên sự cách biệt giữa người nghe và người nói. Vì thế, cuộc nói chuyện sẽ không mang lại kết quả mong muốn.
Tốc độ nói
Nều nói quá chậm sẽ làm cho người nghe “buồn ngủ” hoặc cảm thấy bực mình. Tuy nhiên, không phải nói nhanh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Người nghe sẽ không kịp nghe hết hoặc nghe nhưng không hiểu hết những điều bạn nói khi tốc độ nói của bạn được đo bằng tốc độ của ánh sáng. Do đó, phải điều chỉnh tốc độ nói vừa phải và thỉnh thoảng dừng lại một lúc để “chờ” người nghe.
Cấu trúc đơn giản, dễ hiểu
Nên sử dụng những câu đơn giản với chủ, vị ngữ và bổ ngữ. Không nên sử dụng những câu quá dài, vì nó sẽ làm rối tung lên những ý bạn muốn nói và người nghe sẽ không nắm bắt được ý của bạn.
Giọng nói
Tùy theo hoàn cảnh, bạn có thể điều chỉnh âm lượng cho phù hợp, đồng thời cũng nên nhã nhặn, lịch sự vì một giọng nói nhẹ nhàng luôn tạo một cảm giác dễ chịu.
(theo JobViet)
Ngắn gọn
Bất cứ người nghe nào cũng muốn nhanh chóng nắm bắt được vấn đề mà người nói đang đề cập tới. Cho nên, đừng dẫn dắt người nghe bằng những câu chuyện không liên quan đến điều bạn muốn nói. Cần “xoay” ngay vào vấn đề chính để tránh mất thời gian của người nghe cũng như giúp họ xác định và tập trung vấn đề một cách dễ dàng.
Đầy đủ, hoàn chỉnh
Tuy ngắn gọn nhưng bạn cũng phải cho người nghe biết bạn muốn nói đến cái gì bằng cáh tập trung vào những chi tiết chính.
Rõ ràng
Bạn nên sử dụng những từ ngữ rõ ràng , chính xác và không gây hiểu nhầm cho người nghe. Chỉ dùng sai hoặc vô tình đánh mất đi một từ thôi cũng làm cho câu nói của bạn mang một ý nghĩa khác hoặc trở nên vô nghĩa. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hay quá khách sáo chỉ tạo nên sự cách biệt giữa người nghe và người nói. Vì thế, cuộc nói chuyện sẽ không mang lại kết quả mong muốn.
Tốc độ nói
Nều nói quá chậm sẽ làm cho người nghe “buồn ngủ” hoặc cảm thấy bực mình. Tuy nhiên, không phải nói nhanh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Người nghe sẽ không kịp nghe hết hoặc nghe nhưng không hiểu hết những điều bạn nói khi tốc độ nói của bạn được đo bằng tốc độ của ánh sáng. Do đó, phải điều chỉnh tốc độ nói vừa phải và thỉnh thoảng dừng lại một lúc để “chờ” người nghe.
Cấu trúc đơn giản, dễ hiểu
Nên sử dụng những câu đơn giản với chủ, vị ngữ và bổ ngữ. Không nên sử dụng những câu quá dài, vì nó sẽ làm rối tung lên những ý bạn muốn nói và người nghe sẽ không nắm bắt được ý của bạn.
Giọng nói
Tùy theo hoàn cảnh, bạn có thể điều chỉnh âm lượng cho phù hợp, đồng thời cũng nên nhã nhặn, lịch sự vì một giọng nói nhẹ nhàng luôn tạo một cảm giác dễ chịu.
(theo JobViet)
0 Lời bình: