•7/26/2008 09:46:00 CH
TTCT - Chỉ trong vòng 30 năm gần đây, các nhà khoa học mới có nhiều cơ hội nghiên cứu những tác động của con người lên môi trường thiên nhiên như thay đổi khí hậu, Trái đất nóng dần, ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước, quá trình tuyệt chủng của các loài...
Ở VN cũng đã bắt đầu xuất hiện hậu quả của ô nhiễm không khí, nguồn nước, thay đổi khí hậu... Từ đó nhiệm vụ cấp thiết là phải tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp ổn định và cải tạo môi trường sống.
Nếu xem môi trường là một khu công nghiệp - dịch vụ khổng lồ phục vụ nhân loại thì giá trị của môi trường có thể được tính toán bằng giá trị thay thế, tức là giả sử đập bỏ hết rồi xây lại tương đương sẽ tốn kém như thế nào. Các chuyên gia đã thử xác định giá trị tài nguyên rừng, sông hồ và biển của VN.
***(Phương pháp ước lượng giá trị biển EEZ dựa trên các thông số sau:
- Chiều dài bờ biển VN = 3.444km (theo CIA FACT BOOK và công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển).
- EEZ claim: 200 hải lý x 1.852km/hải lý x 3.444km = 1.275.657km2 (chiếu theo cách tính của công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển).
- Chưa bao gồm lãnh hải đang tranh chấp.
- Tổng số EEZ toàn thế giới xấp xỉ 141.474.000km2 (tổng số EEZ của các quốc gia có bờ biển)
- EEZ của VN = 1.275.657 : 141.474.000 = 0,9%.)***
Trị giá rừng VN: 100 tỉ USD
Rừng đóng vai trò hấp thụ khí cacbon và tạo khí oxy. Giả sử rừng cây không còn, con người phải xây nhà máy chế biến oxy phun vào khí quyển để thở và nhà máy thu hồi khí cacbon thì hằng năm sẽ tiêu tốn 5.000 tỉ USD. Theo các chuyên gia môi trường, ở mức độ 10% R.O.I. (return on investment - hiệu suất đầu tư) dự án toàn cầu này trị giá khoảng 50.000 tỉ USD, gấp đôi GDP của nhóm G7 (26,7 nghìn tỉ USD thời giá năm 2006).
VN chiếm 0,2% diện tích đất của thế giới, tính ra “nhà máy oxy thiên nhiên” - rừng của VN - trị giá 100 tỉ USD. Giá trị khổng lồ này hấp dẫn nạn lâm tặc hiện nay. Còn nhận thức mơ hồ về giá trị tài nguyên rừng chính là lý do xem nhẹ việc bảo vệ rừng. Trong tương lai không xa, khi rừng không còn nữa, chính Nhà nước thế hệ mai sau sẽ phải tiêu tốn nhiều tỉ USD ngân sách để tái tạo rừng, cái giá mà con cháu phải trả cho quản lý yếu kém của ngày hôm nay.
Sông, hồ và đầm lầy VN: 120 tỉ USD
Sông, rạch, hồ và đầm lầy cung cấp “dịch vụ” dẫn nước, giao thông, điều hòa lượng nước và dịch vụ “bảo hiểm - giảm sốc” chống lại các tai họa lụt lội và tiêu thụ hóa chất độc hại. Sông ngòi còn cung cấp “dịch vụ” điều hòa môi trường sống cho các loài thủy sản nuôi sống con người. Các chuyên gia môi trường định giá các “dịch vụ” này là 5.000 tỉ USD/năm; nhưng thiên nhiên hoàn toàn miễn phí cho chúng ta. Nếu phải đầu tư xây dựng một hệ sinh thái sông ngòi như hiện nay phải tốn 50.000 tỉ USD với hệ số R.O.I. 10%.
VN được ưu đãi hệ thống sông ngòi, đầm lầy, hồ tự nhiên ở lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và miền cao nguyên. Hệ thống này có lưu vực rộng 160.000km2, chiếm 0,24% lưu vực toàn thế giới, tính ra giá trị là 120 tỉ USD. Với mức rác thải từ cuộc sống cộng thêm nước thải công nghiệp độc hại hơn hàng nghìn lần, chính phủ thế hệ tương lai phải gánh chịu mức phí tổn nhiều tỉ USD để dọn dẹp và khắc phục hậu quả.
Biển VN (EEZ): 1.530 tỉ USD
Biển cung cấp nhiều “dịch vụ” cho con người nhất, bao gồm cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng, giao thông, bảo hiểm - giảm sốc động đất và sóng thần, tạo gió và mưa... từ đó góp phần hình thành hệ sông ngòi và khí quyển. Tổng giá trị dịch vụ của tài nguyên biển được ước tính khoảng 17.000 tỉ USD/năm. Để xây dựng một hệ thống như thế, con người phải đầu tư 170.000 tỉ USD với hệ số R.O.I. 10%.
VN có tổng bờ biển dài 3.444km tương đương với 1,27 triệu km2 EEZ (Exclusive Economic Zone - vùng kinh tế biển), chiếm 0,9% tổng diện tích vùng kinh tế biển thế giới. Qui ra tài nguyên biển của VN trị giá 1.530 tỉ USD. Điều đáng nói là con số này chưa bao gồm các vùng biển đang tranh chấp.
Cách tính trên có một giả sử lớn, đó là cho con người khả năng “tương đương” tạo ra rừng, sông và biển chứ thật ra con người không có khả năng này trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Bởi thế con số này được đánh giá là một ước lượng thấp nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và so sánh.
Chỉ mới tính rừng, sông hồ và biển, chưa kể đất trồng trọt, núi và khoáng sản... thì VN hiện đang “ngồi” trên một tài sản giá trị lên đến 1.750 tỉ USD, gấp 87 lần trữ lượng 20 tỉ USD của VN. Một con tính đơn giản cho thấy: với tốc độ phá rừng và ô nhiễm sông hồ ở VN khoảng 2% (mức hiện nay), khoảng 50 năm sau sẽ không còn gì để phá và làm ô nhiễm. Lúc đó, nếu Chính phủ VN tương lai dành ra 10 tỉ USD hằng năm (0% GDP tương lai) để cải tạo môi trường thì thế hệ tương lai ít nhất sẽ phải mất đến 22 năm mới khắc phục xong hậu quả.
Môi trường là một bộ máy công nghiệp - dịch vụ khổng lồ do thiên nhiên tạo ra; con người không phải tốn một đồng xu đầu tư xây dựng. Quản lý một tài sản khổng lồ như thế cần phải có một lực lượng bảo vệ quân số hùng hậu nhất và trang bị hiện đại nhất. Nếu biết khai thác và giữ gìn, môi trường sẽ đem lợi nhuận nhiều tỉ USD; ngược lại nếu tàn phá môi trường, con người sẽ bị hủy diệt hoặc phải trả một giá rất đắt.
TRẦN KHUÊ (MBA - Hoa Kỳ)
Sưu tầm: Tuổi trẻ Online
Ở VN cũng đã bắt đầu xuất hiện hậu quả của ô nhiễm không khí, nguồn nước, thay đổi khí hậu... Từ đó nhiệm vụ cấp thiết là phải tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp ổn định và cải tạo môi trường sống.
Nếu xem môi trường là một khu công nghiệp - dịch vụ khổng lồ phục vụ nhân loại thì giá trị của môi trường có thể được tính toán bằng giá trị thay thế, tức là giả sử đập bỏ hết rồi xây lại tương đương sẽ tốn kém như thế nào. Các chuyên gia đã thử xác định giá trị tài nguyên rừng, sông hồ và biển của VN.
***(Phương pháp ước lượng giá trị biển EEZ dựa trên các thông số sau:
- Chiều dài bờ biển VN = 3.444km (theo CIA FACT BOOK và công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển).
- EEZ claim: 200 hải lý x 1.852km/hải lý x 3.444km = 1.275.657km2 (chiếu theo cách tính của công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển).
- Chưa bao gồm lãnh hải đang tranh chấp.
- Tổng số EEZ toàn thế giới xấp xỉ 141.474.000km2 (tổng số EEZ của các quốc gia có bờ biển)
- EEZ của VN = 1.275.657 : 141.474.000 = 0,9%.)***
Trị giá rừng VN: 100 tỉ USD
Rừng đóng vai trò hấp thụ khí cacbon và tạo khí oxy. Giả sử rừng cây không còn, con người phải xây nhà máy chế biến oxy phun vào khí quyển để thở và nhà máy thu hồi khí cacbon thì hằng năm sẽ tiêu tốn 5.000 tỉ USD. Theo các chuyên gia môi trường, ở mức độ 10% R.O.I. (return on investment - hiệu suất đầu tư) dự án toàn cầu này trị giá khoảng 50.000 tỉ USD, gấp đôi GDP của nhóm G7 (26,7 nghìn tỉ USD thời giá năm 2006).
VN chiếm 0,2% diện tích đất của thế giới, tính ra “nhà máy oxy thiên nhiên” - rừng của VN - trị giá 100 tỉ USD. Giá trị khổng lồ này hấp dẫn nạn lâm tặc hiện nay. Còn nhận thức mơ hồ về giá trị tài nguyên rừng chính là lý do xem nhẹ việc bảo vệ rừng. Trong tương lai không xa, khi rừng không còn nữa, chính Nhà nước thế hệ mai sau sẽ phải tiêu tốn nhiều tỉ USD ngân sách để tái tạo rừng, cái giá mà con cháu phải trả cho quản lý yếu kém của ngày hôm nay.
Sông, hồ và đầm lầy VN: 120 tỉ USD
Sông, rạch, hồ và đầm lầy cung cấp “dịch vụ” dẫn nước, giao thông, điều hòa lượng nước và dịch vụ “bảo hiểm - giảm sốc” chống lại các tai họa lụt lội và tiêu thụ hóa chất độc hại. Sông ngòi còn cung cấp “dịch vụ” điều hòa môi trường sống cho các loài thủy sản nuôi sống con người. Các chuyên gia môi trường định giá các “dịch vụ” này là 5.000 tỉ USD/năm; nhưng thiên nhiên hoàn toàn miễn phí cho chúng ta. Nếu phải đầu tư xây dựng một hệ sinh thái sông ngòi như hiện nay phải tốn 50.000 tỉ USD với hệ số R.O.I. 10%.
VN được ưu đãi hệ thống sông ngòi, đầm lầy, hồ tự nhiên ở lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và miền cao nguyên. Hệ thống này có lưu vực rộng 160.000km2, chiếm 0,24% lưu vực toàn thế giới, tính ra giá trị là 120 tỉ USD. Với mức rác thải từ cuộc sống cộng thêm nước thải công nghiệp độc hại hơn hàng nghìn lần, chính phủ thế hệ tương lai phải gánh chịu mức phí tổn nhiều tỉ USD để dọn dẹp và khắc phục hậu quả.
Biển VN (EEZ): 1.530 tỉ USD
Biển cung cấp nhiều “dịch vụ” cho con người nhất, bao gồm cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng, giao thông, bảo hiểm - giảm sốc động đất và sóng thần, tạo gió và mưa... từ đó góp phần hình thành hệ sông ngòi và khí quyển. Tổng giá trị dịch vụ của tài nguyên biển được ước tính khoảng 17.000 tỉ USD/năm. Để xây dựng một hệ thống như thế, con người phải đầu tư 170.000 tỉ USD với hệ số R.O.I. 10%.
VN có tổng bờ biển dài 3.444km tương đương với 1,27 triệu km2 EEZ (Exclusive Economic Zone - vùng kinh tế biển), chiếm 0,9% tổng diện tích vùng kinh tế biển thế giới. Qui ra tài nguyên biển của VN trị giá 1.530 tỉ USD. Điều đáng nói là con số này chưa bao gồm các vùng biển đang tranh chấp.
Cách tính trên có một giả sử lớn, đó là cho con người khả năng “tương đương” tạo ra rừng, sông và biển chứ thật ra con người không có khả năng này trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Bởi thế con số này được đánh giá là một ước lượng thấp nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và so sánh.
Chỉ mới tính rừng, sông hồ và biển, chưa kể đất trồng trọt, núi và khoáng sản... thì VN hiện đang “ngồi” trên một tài sản giá trị lên đến 1.750 tỉ USD, gấp 87 lần trữ lượng 20 tỉ USD của VN. Một con tính đơn giản cho thấy: với tốc độ phá rừng và ô nhiễm sông hồ ở VN khoảng 2% (mức hiện nay), khoảng 50 năm sau sẽ không còn gì để phá và làm ô nhiễm. Lúc đó, nếu Chính phủ VN tương lai dành ra 10 tỉ USD hằng năm (0% GDP tương lai) để cải tạo môi trường thì thế hệ tương lai ít nhất sẽ phải mất đến 22 năm mới khắc phục xong hậu quả.
Môi trường là một bộ máy công nghiệp - dịch vụ khổng lồ do thiên nhiên tạo ra; con người không phải tốn một đồng xu đầu tư xây dựng. Quản lý một tài sản khổng lồ như thế cần phải có một lực lượng bảo vệ quân số hùng hậu nhất và trang bị hiện đại nhất. Nếu biết khai thác và giữ gìn, môi trường sẽ đem lợi nhuận nhiều tỉ USD; ngược lại nếu tàn phá môi trường, con người sẽ bị hủy diệt hoặc phải trả một giá rất đắt.
TRẦN KHUÊ (MBA - Hoa Kỳ)
Sưu tầm: Tuổi trẻ Online
0 Lời bình: