•10/15/2009 07:56:00 SA
TT- - TT - Không đâu xa, ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore... khi mở vòi nước máy người dân có thể uống được ngay. Nhưng tại VN điều đó là không thể khi nước ngày càng ô nhiễm. Nước từ vòi không đạt chất lượng do hệ thống cấp nước cũ kỹ.
Nước từ vòi không đạt chất lượng do hệ thống cấp nước cũ kỹ. Nhưng nước đầu nguồn cũng đang ô nhiễm vì xả thải, mặn xâm nhập.
Hà Nội: nhiễm ngay từ nhà máy
Anh Giang Hoài Nam, ngõ 426/6 đường Láng (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết mỗi lít nước dùng đun nấu của gia đình anh được “chế biến” rất công phu. Nước lấy từ bể được nấu sôi, lọc qua bình rồi nấu lại một lần nữa mới dám uống, nhưng mỗi lần nước cạn, đáy bình lọc lại phủ một màu vàng khè nhìn rùng mình. Kết quả phân tích mẫu nước của gia đình anh Nam tại phòng hóa môi trường (Viện Hóa học) cho thấy hàm lượng nitrit trong nước vượt tiêu chuẩn của Bộ Y tế hơn sáu lần.
Phó tổng giám đốc Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội Trần Quốc Hùng cho rằng nguy cơ nhiễm bẩn từ đường ống không xuất phát từ các hiện tượng tự vỡ hay tự gãy, kể cả những khu vực đường ống chưa cải tạo, mà vỡ, gãy là do tác động của con người. Trong đó, một lý do được chỉ ra là do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình xây dựng đè cả lên đường ống, tình trạng đấu trộm, đấu nối trái phép tạo ra các điểm rò rỉ, bục vỡ nằm ngoài kiểm soát. Việc rò rỉ, bục vỡ đường ống có thể khiến cả mạng cấp nước chung bị nhiễm bẩn vì Hà Nội đang cấp nước cho tất cả khu vực chung một hệ thống mạng.
Cũng theo ông Hùng, mạng đường ống cấp nước chung của TP được sử dụng từ năm 1985, đến thời điểm hiện tại mới tiến hành cải tạo được khoảng 85%, còn lại 15% chưa được cải tạo.
Tìm hiểu việc khai thác, sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước Hạ Đình cho thấy nguồn nước ngầm hút lên được đo, phân tích theo 11 nguyên tố bao gồm sắt, mangan, amoni, vi sinh, NaCl... sau quá trình xử lý bằng công nghệ của nhà máy, 11 nguyên tố này được tiến hành đo, phân tích lại trước khi bơm xả vào hệ thống mạng cấp nước.
Kết quả đo các chỉ số giữa tháng 8-2009 khẳng định hàm lượng amoni có trong nước ngầm lên tới 6,75mg/l (chỉ số cho phép là 1,5mg/l), hàm lượng sắt có trong nước ngầm cũng lên tới 13,5mg/l (chỉ số cho phép 0,5mg/l). Tại Nhà máy Pháp Vân, hàm lượng amoni có trong nước ngầm còn lên tới 9,92mg/l, hàm lượng sắt cũng ở mức 8,80mg/l.
Theo phòng kiểm tra chất lượng nước sạch (Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội), đây là những số liệu của giai đoạn I, giai đoạn chưa qua xử lý, ở giai đoạn đã qua xử lý cho kết quả hàm lượng sắt có mức 0,07mg/l (Pháp Vân) và 0,12mg/l (Hạ Đình), tức nằm trong chỉ số cho phép. Riêng hàm lượng amoni ngay cả khi đã qua xử lý chỉ số đo được tại hai nhà máy này vẫn vượt ngưỡng cho phép 2-4 lần.
Sông Sài Gòn 5 lần “hấp hối”
Sông Sài Gòn - Đồng Nai: liên tục báo động
Từ năm 2007 đến nay, tình hình ô nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên sông Sài Gòn - Đồng Nai, đặc biệt tại các trạm quan trắc nguồn nước cấp cho thành phố như: Bến Củi, Bến Súc, Phú Cường, Hóa An...
Trong năm 2007, độ pH tại các trạm Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường dao động từ 5,61-5,82 không đạt tiêu chuẩn cho phép (6-8,5). Hàm lượng DO (nồng độ oxy hòa tan) thấp hơn tiêu chuẩn 1-1,7 lần, nồng độ coliform vượt tiêu chuẩn 3,5-31 lần. Đặc biệt trong năm 2007 ghi nhận có sự xuất hiện của dầu trong nước nguồn (tiêu chuẩn không cho phép). Như vậy, so với năm 2006 hàm lượng DO tăng 1,2 lần, nồng độ dầu tăng hai lần, coliform tăng 2-10 lần.
Chưa dừng lại ở đó, trong sáu tháng đầu năm 2009 ghi nhận nhiều chỉ tiêu ô nhiễm tiếp tục gia tăng. Cụ thể như hàm lượng DO tại các trạm Bến Củi, Bến Súc, Phú Cường và Hóa An tiếp tục tăng 1,02-1,08 lần. Nồng độ coliform tại trạm Phú Cường và kênh N46 tiếp tục tăng 3,26-11,95 lần.
Khác với Hà Nội lấy nước sinh hoạt từ nước ngầm, nước sinh hoạt ở TP.HCM được cung cấp từ hai nhà máy Tân Hiệp và Thủ Đức, trong đó Thủ Đức lấy nước từ sông Đồng Nai chưa có vấn đề quá lớn, còn Tân Hiệp lấy nước từ sông Sài Gòn thì năm năm qua đã không dưới năm lần “trở bệnh nặng”. Mỗi lần sông “trở bệnh” đều làm Nhà máy nước Tân Hiệp (công suất 300.000m3/ngày) “lâm nguy”.
Những cảnh báo đầu tiên có từ năm 2002, khi ô nhiễm chất hữu cơ làm cá chết trên sông Sài Gòn. Đến đầu năm 2005, nguồn nước sông Sài Gòn bị nhiễm mặn, ô nhiễm bắt đầu lan rộng.
Nước mặn vào thời điểm đó lấn sâu vào đất liền đến xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, sắp vượt qua bán đảo Thanh Đa khiến trạm bơm Hòa Phú, nơi bơm hơn 300.000m3 nước/ngày về cho Nhà máy Tân Hiệp xử lý, phải giảm một nửa công suất và có lúc phải ngưng bơm gây ảnh hưởng đến việc cấp nước của TP. Hồ Dầu Tiếng đã phải xả hàng chục triệu mét khối nước để “đẩy mặn” cứu nguy cho sông Sài Gòn.
Tình hình nhiễm mặn vừa được cải thiện thì không lâu sau đó tình trạng nước bẩn trên mạng lưới cấp nước xảy ra ngày càng trầm trọng và kéo dài qua năm 2006, mặc dù Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã súc xả hàng ngàn mét khối nước. Nước bẩn chỉ giảm khi xác định được nguyên nhân do nước sông Sài Gòn bị nhiễm hàm lượng mangan, sắt vượt tiêu chuẩn hàng chục lần và Nhà máy nước Tân Hiệp lúc đó phải cải tiến quy trình xử lý nước.
Đến năm 2007, các chất ô nhiễm khác trên sông Sài Gòn lại “nhảy vọt”. Ngoài chỉ tiêu về vi sinh, BOD, COD..., đáng quan ngại là hàm lượng amoniac vượt tiêu chuẩn hơn 10 lần khiến Nhà máy Tân Hiệp phải “gồng mình” chống chọi ô nhiễm, nhiều điểm châm clor tiếp tục được lắp thêm mới xử lý nước đạt chất lượng.
Ông Bùi Thanh Giang, giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, đã cảnh báo “tình trạng ô nhiễm đến một lúc nào đó buộc nhà máy phải giảm công suất hoặc phải ngưng hoạt động”.
Nhưng đến tháng 7-2009, ô nhiễm trên sông Sài Gòn lại “thách thức” Nhà máy Tân Hiệp khi hơn 230.000m3 nước thải từ phân heo của Công ty San Miguel Pure Foods VN phá bờ bao tuồn ra sông. Sự cố khiến hàm lượng amoni trong nước nguồn tăng vọt lên 3mg/lít - mức ô nhiễm cao nhất trên sông Sài Gòn từ trước đến nay. Sawaco đã tăng gấp đôi lượng hóa chất clor để xử lý.
Ô nhiễm, mặn còn diễn biến phức tạp
Dù năm lần bảy lượt ô nhiễm nước sông Sài Gòn “uy hiếp” các nhà máy nước, nhưng theo các nhà khoa học, ô nhiễm không dừng lại khi mà các nguồn xả thải từ thượng nguồn (phía Bình Dương), hạ lưu (phía TP.HCM) vẫn ngày đêm đổ ra sông. Hiện phía Bình Dương, Tây Ninh cũng như TP.HCM còn không ít trang trại chăn nuôi giống như của Công ty San Miguel Pure Foods VN và nhiều khu công nghiệp khác mà việc xử lý nước thải chưa được kiểm soát. Mọi “nhất cử, nhất động” từ các nguồn ô nhiễm phía thượng nguồn thì khu vực hạ lưu của TP.HCM lãnh đủ.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho rằng tình hình nhiễm mặn trên sông Sài Gòn nhiều hay ít còn tùy thuộc mùa mưa kết thúc sớm hay muộn do ảnh hưởng của các hiện tượng El Nino, La Nina. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình mặn xâm nhập diễn biến phức tạp, độ mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền. Trong khi đó Nhà máy nước Tân Hiệp cũng “chịu chết” vì không xử lý được nước mặn.
Nhiều năm qua liều thuốc giúp “trị bệnh ô nhiễm”, xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn đều nhờ vào nước xả từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh). Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Thanh, giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, cho rằng nước từ hồ Dầu Tiếng còn phục vụ nhiều mục đích khác và không thể xả nước bất cứ lúc nào, bởi có lúc mực nước trong hồ nằm dưới mực nước chết (từng xảy ra vào thời điểm năm 2004). Khi ô nhiễm trên sông Sài Gòn tăng đột biến hoặc xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền mà hồ Dầu Tiếng không thể xả nước cứu nguy thì nguy cơ đóng cửa Nhà máy Tân Hiệp gần như chắc chắn.
QUANG KHẢI - XUÂN LONG - MAI KHÁNH TRANG
vn.news.yahoo.com
Nước từ vòi không đạt chất lượng do hệ thống cấp nước cũ kỹ. Nhưng nước đầu nguồn cũng đang ô nhiễm vì xả thải, mặn xâm nhập.
Hà Nội: nhiễm ngay từ nhà máy
Anh Giang Hoài Nam, ngõ 426/6 đường Láng (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết mỗi lít nước dùng đun nấu của gia đình anh được “chế biến” rất công phu. Nước lấy từ bể được nấu sôi, lọc qua bình rồi nấu lại một lần nữa mới dám uống, nhưng mỗi lần nước cạn, đáy bình lọc lại phủ một màu vàng khè nhìn rùng mình. Kết quả phân tích mẫu nước của gia đình anh Nam tại phòng hóa môi trường (Viện Hóa học) cho thấy hàm lượng nitrit trong nước vượt tiêu chuẩn của Bộ Y tế hơn sáu lần.
Phó tổng giám đốc Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội Trần Quốc Hùng cho rằng nguy cơ nhiễm bẩn từ đường ống không xuất phát từ các hiện tượng tự vỡ hay tự gãy, kể cả những khu vực đường ống chưa cải tạo, mà vỡ, gãy là do tác động của con người. Trong đó, một lý do được chỉ ra là do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình xây dựng đè cả lên đường ống, tình trạng đấu trộm, đấu nối trái phép tạo ra các điểm rò rỉ, bục vỡ nằm ngoài kiểm soát. Việc rò rỉ, bục vỡ đường ống có thể khiến cả mạng cấp nước chung bị nhiễm bẩn vì Hà Nội đang cấp nước cho tất cả khu vực chung một hệ thống mạng.
Cũng theo ông Hùng, mạng đường ống cấp nước chung của TP được sử dụng từ năm 1985, đến thời điểm hiện tại mới tiến hành cải tạo được khoảng 85%, còn lại 15% chưa được cải tạo.
Tìm hiểu việc khai thác, sản xuất nước sạch tại Nhà máy nước Hạ Đình cho thấy nguồn nước ngầm hút lên được đo, phân tích theo 11 nguyên tố bao gồm sắt, mangan, amoni, vi sinh, NaCl... sau quá trình xử lý bằng công nghệ của nhà máy, 11 nguyên tố này được tiến hành đo, phân tích lại trước khi bơm xả vào hệ thống mạng cấp nước.
Kết quả đo các chỉ số giữa tháng 8-2009 khẳng định hàm lượng amoni có trong nước ngầm lên tới 6,75mg/l (chỉ số cho phép là 1,5mg/l), hàm lượng sắt có trong nước ngầm cũng lên tới 13,5mg/l (chỉ số cho phép 0,5mg/l). Tại Nhà máy Pháp Vân, hàm lượng amoni có trong nước ngầm còn lên tới 9,92mg/l, hàm lượng sắt cũng ở mức 8,80mg/l.
Theo phòng kiểm tra chất lượng nước sạch (Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội), đây là những số liệu của giai đoạn I, giai đoạn chưa qua xử lý, ở giai đoạn đã qua xử lý cho kết quả hàm lượng sắt có mức 0,07mg/l (Pháp Vân) và 0,12mg/l (Hạ Đình), tức nằm trong chỉ số cho phép. Riêng hàm lượng amoni ngay cả khi đã qua xử lý chỉ số đo được tại hai nhà máy này vẫn vượt ngưỡng cho phép 2-4 lần.
Sông Sài Gòn 5 lần “hấp hối”
Sông Sài Gòn - Đồng Nai: liên tục báo động
Từ năm 2007 đến nay, tình hình ô nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên sông Sài Gòn - Đồng Nai, đặc biệt tại các trạm quan trắc nguồn nước cấp cho thành phố như: Bến Củi, Bến Súc, Phú Cường, Hóa An...
Trong năm 2007, độ pH tại các trạm Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường dao động từ 5,61-5,82 không đạt tiêu chuẩn cho phép (6-8,5). Hàm lượng DO (nồng độ oxy hòa tan) thấp hơn tiêu chuẩn 1-1,7 lần, nồng độ coliform vượt tiêu chuẩn 3,5-31 lần. Đặc biệt trong năm 2007 ghi nhận có sự xuất hiện của dầu trong nước nguồn (tiêu chuẩn không cho phép). Như vậy, so với năm 2006 hàm lượng DO tăng 1,2 lần, nồng độ dầu tăng hai lần, coliform tăng 2-10 lần.
Chưa dừng lại ở đó, trong sáu tháng đầu năm 2009 ghi nhận nhiều chỉ tiêu ô nhiễm tiếp tục gia tăng. Cụ thể như hàm lượng DO tại các trạm Bến Củi, Bến Súc, Phú Cường và Hóa An tiếp tục tăng 1,02-1,08 lần. Nồng độ coliform tại trạm Phú Cường và kênh N46 tiếp tục tăng 3,26-11,95 lần.
Khác với Hà Nội lấy nước sinh hoạt từ nước ngầm, nước sinh hoạt ở TP.HCM được cung cấp từ hai nhà máy Tân Hiệp và Thủ Đức, trong đó Thủ Đức lấy nước từ sông Đồng Nai chưa có vấn đề quá lớn, còn Tân Hiệp lấy nước từ sông Sài Gòn thì năm năm qua đã không dưới năm lần “trở bệnh nặng”. Mỗi lần sông “trở bệnh” đều làm Nhà máy nước Tân Hiệp (công suất 300.000m3/ngày) “lâm nguy”.
Những cảnh báo đầu tiên có từ năm 2002, khi ô nhiễm chất hữu cơ làm cá chết trên sông Sài Gòn. Đến đầu năm 2005, nguồn nước sông Sài Gòn bị nhiễm mặn, ô nhiễm bắt đầu lan rộng.
Nước mặn vào thời điểm đó lấn sâu vào đất liền đến xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, sắp vượt qua bán đảo Thanh Đa khiến trạm bơm Hòa Phú, nơi bơm hơn 300.000m3 nước/ngày về cho Nhà máy Tân Hiệp xử lý, phải giảm một nửa công suất và có lúc phải ngưng bơm gây ảnh hưởng đến việc cấp nước của TP. Hồ Dầu Tiếng đã phải xả hàng chục triệu mét khối nước để “đẩy mặn” cứu nguy cho sông Sài Gòn.
Tình hình nhiễm mặn vừa được cải thiện thì không lâu sau đó tình trạng nước bẩn trên mạng lưới cấp nước xảy ra ngày càng trầm trọng và kéo dài qua năm 2006, mặc dù Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã súc xả hàng ngàn mét khối nước. Nước bẩn chỉ giảm khi xác định được nguyên nhân do nước sông Sài Gòn bị nhiễm hàm lượng mangan, sắt vượt tiêu chuẩn hàng chục lần và Nhà máy nước Tân Hiệp lúc đó phải cải tiến quy trình xử lý nước.
Đến năm 2007, các chất ô nhiễm khác trên sông Sài Gòn lại “nhảy vọt”. Ngoài chỉ tiêu về vi sinh, BOD, COD..., đáng quan ngại là hàm lượng amoniac vượt tiêu chuẩn hơn 10 lần khiến Nhà máy Tân Hiệp phải “gồng mình” chống chọi ô nhiễm, nhiều điểm châm clor tiếp tục được lắp thêm mới xử lý nước đạt chất lượng.
Ông Bùi Thanh Giang, giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, đã cảnh báo “tình trạng ô nhiễm đến một lúc nào đó buộc nhà máy phải giảm công suất hoặc phải ngưng hoạt động”.
Nhưng đến tháng 7-2009, ô nhiễm trên sông Sài Gòn lại “thách thức” Nhà máy Tân Hiệp khi hơn 230.000m3 nước thải từ phân heo của Công ty San Miguel Pure Foods VN phá bờ bao tuồn ra sông. Sự cố khiến hàm lượng amoni trong nước nguồn tăng vọt lên 3mg/lít - mức ô nhiễm cao nhất trên sông Sài Gòn từ trước đến nay. Sawaco đã tăng gấp đôi lượng hóa chất clor để xử lý.
Ô nhiễm, mặn còn diễn biến phức tạp
Dù năm lần bảy lượt ô nhiễm nước sông Sài Gòn “uy hiếp” các nhà máy nước, nhưng theo các nhà khoa học, ô nhiễm không dừng lại khi mà các nguồn xả thải từ thượng nguồn (phía Bình Dương), hạ lưu (phía TP.HCM) vẫn ngày đêm đổ ra sông. Hiện phía Bình Dương, Tây Ninh cũng như TP.HCM còn không ít trang trại chăn nuôi giống như của Công ty San Miguel Pure Foods VN và nhiều khu công nghiệp khác mà việc xử lý nước thải chưa được kiểm soát. Mọi “nhất cử, nhất động” từ các nguồn ô nhiễm phía thượng nguồn thì khu vực hạ lưu của TP.HCM lãnh đủ.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho rằng tình hình nhiễm mặn trên sông Sài Gòn nhiều hay ít còn tùy thuộc mùa mưa kết thúc sớm hay muộn do ảnh hưởng của các hiện tượng El Nino, La Nina. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình mặn xâm nhập diễn biến phức tạp, độ mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền. Trong khi đó Nhà máy nước Tân Hiệp cũng “chịu chết” vì không xử lý được nước mặn.
Nhiều năm qua liều thuốc giúp “trị bệnh ô nhiễm”, xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn đều nhờ vào nước xả từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh). Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Thanh, giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng, cho rằng nước từ hồ Dầu Tiếng còn phục vụ nhiều mục đích khác và không thể xả nước bất cứ lúc nào, bởi có lúc mực nước trong hồ nằm dưới mực nước chết (từng xảy ra vào thời điểm năm 2004). Khi ô nhiễm trên sông Sài Gòn tăng đột biến hoặc xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền mà hồ Dầu Tiếng không thể xả nước cứu nguy thì nguy cơ đóng cửa Nhà máy Tân Hiệp gần như chắc chắn.
QUANG KHẢI - XUÂN LONG - MAI KHÁNH TRANG
vn.news.yahoo.com
0 Lời bình: