Author: Lorian Mr
•8/08/2017 10:59:00 CH
Đà Lạt dạo này cứ bị nhiều nhiều những homestay ấn tượng, và cứ thế "cả tá" những khu homestay chất lừ "ùn ùn" rủ nhau lộ diện. Nhưng Windy Hill Coffee & Homestay mới là thiên đường "xinh đẹp" khiến bạn phải Đà Lạt thẳng tiến !




Windy Hill Coffee & Homestay có vị trí tuyệt mê nằm trên một ngọn đồi quanh năm lộng gió, bên dưới là một thung lũng nhỏ với những cây thông xanh mướt - Sẽ chẳng thể đã hơn thế khi bạn được tận hưởng những giây phút nghỉ dưỡng, thư giãn và thoải sức ôm "cả Đà Lạt" trong tầm mắt.




Để đi đến đây, bạn có thể xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi về hướng Trại Mát khoảng 4-5km, là bạn sẽ bắt gặp một khu vườn xanh Windy Hill coffee & homestay yên bình nằm bên tay phải.




Đặc biệt, đây không chỉ có không gian lưu trú hòa với thiên nhiên mà còn có một góc cà phê chất lừ với những chiếc ghế xích đu rực rỡ sắc màu và khu ăn uống thoáng mát ngắm view đồi thông rộng lớn.


Phòng ở đây trang trí khá đơn giản và nhã nhắn, với cửa sổ có view hướng ra thung lũng, còn cửa chính sẽ mang đến cho bạn một không gian xanh ngắt của khu vườn nhỏ xinh xắn.
Giá phòng tham khảo:

- Phòng đơn : 150k/người/phòng
- Phòng giường đơn: 220k/phòng/2 người
- Phòng giường đôi: 440k/phòng/4 người
+ Bữa ăn sáng: 30k, ăn chính 50k/người...Giá cả món ăn ở đây cực chất lượng, giá cả bình dân nhé!

Tinzon (H/ả: Fb Windy Hill Coffee & Homestay)
Author: Lorian Mr
•7/19/2017 10:31:00 CH
Nằm trên con đường khá yên tĩnh, quán cà phê Nhà Mình 80S là điểm đến thú vị cho những ai muốn tìm về chút vàng son xưa cũ với những ký ức thân thương toát ra từ cách bài trí đơn giản và mộc mạc đến những món đồ của một ngôi nhà Sài Gòn những năm 1980 như tủ, máy cát sét, đèn dầu, tách trà...

Chủ quán - chị Ngô Thúy Quyên cho biết: “Trong lúc tìm ý tưởng khởi nghiệp, tôi tình cờ xem lại album cưới của bố mẹ với khung cảnh xưa, xe cộ... và tự nhiên trong đầu nghĩ đến mô hình quán cà phê này. Ở nhà lại có sẵn nhiều vật dụng của những năm 1980. Tôi đi sưu tầm thêm ở một số nơi để về trang trí quán. Và như duyên số, căn nhà tôi thuê để mở quán là của người thân một người bạn. Họ sống ở đây từ rất lâu và bài trí theo cách người Sài Gòn xưa. Thấy ý tưởng của tôi trùng hợp nên cho mượn luôn những đồ dùng ở đây...”.




Toàn bộ thực đơn nước uống đều là những món của những ngày xưa cũ như chanh muối, đá me, trái cây dầm, cà phê pha phin và nhất là món bánh mì chấm sữa bò. “Quán của tôi không sử dụng máy để chế biến thức uống, tất cả các món ở đây đều làm bằng tay”, chị Quyên chia sẻ. Chị mong muốn “Sài Gòn 80S - ai đi đâu cũng sẽ về Nhà Mình” nên sẽ không có gì ngạc nhiên khi những bài hát vang lên ở quán cũng thuộc về những ngày xa xưa ấy.

Tại Nhà Mình (9/8 Trương Quyền, Q.3, TP.HCM) vào những ngày lễ tết như lễ 2.9, Giáng sinh, Trung thu, ngày giải phóng miền Nam, khách có thể tùy ý trả giá các món uống. “Tôi nghĩ đây cũng là ý tưởng độc lạ của quán. Không phải để gây chú ý mà thật sự tôi luôn nghĩ khách đến nhà thì mình cứ thật tâm tiếp đãi đã. Quán cũng như nhà nên mọi thứ tùy hỉ. Phần đông khách đến đây đều góp ý để hoàn thiện và cũng đều trả với mức giá “tùy ý” hợp lý nhất”, chị Quyên nói.

Thanh Khang 
Ảnh: Khả Hòa

http://thanhnien.vn/
Author: Lorian Mr
•6/09/2017 09:55:00 CH
Rối loạn tiền đình với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm việc và sinh hoạt của con người.

Tập thể dục đều đặn với những tư thế trong bài yoga dưới đây sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình và làm cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

Hít thở luân phiên

Hít thở luân phiên giúp tạo sự cân bằng trong cơ thể và giảm chóng mặt. Ngồi trên sàn tập, 2 chân bắt chéo lại với nhau. Nhắm mắt lại và tay trái đặt trên đầu gối. Dùng ngón cái của bàn tay phải nhẹ nhàng bịt lỗ mũi phải và hít sâu vào hoàn toàn thông qua lỗ mũi trái. Tiếp theo, dùng ngón áp út của bàn tay phải đóng lỗ mũi trái rồi mở lỗ mũi phải và thở mạnh ra qua nó rồi lại hít sâu vào qua lỗ mũi phải.

Cuối cùng, bịt lỗ mũi phải rồi mở lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi trái để hoàn thành một chu kỳ và lặp lại 10 vòng như vậy.

Tư thế cái cày



Tư thế này có tác dụng tăng cường máu về não, giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nằm ngửa, duỗi chân thẳng đứng vuông góc với sàn nhà, 2 tay để dọc theo thân người lòng bàn tay úp xuống. Dùng 2 tay từ từ nâng hông và nâng chân lên vòng qua đầu cho đến khi mũi chân chạm sàn. Sau đó, 2 bàn tay đan lại với nhau và giữ nguyên tư thế trong trong 20 giây đồng thời hít thở sâu.

Đứng uốn lưng



Tư thế này có tác dụng tăng cường sức mạnh cho cột sống và giúp giảm căng thẳng. Đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 bàn tay đặt vào eo lưng, từ từ ngả lưng về phía sau, ưỡn ngực ra trước và giữ nguyên tư thế trong 8 nhịp thở đồng thời hít thở sâu.

Tư thế ngồi xổm



Đây là tư thế giúp tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể và cải thiện sự thăng bằng. Đứng thẳng, 2 chân mở rộng hơn vai, 2 bàn tay chắp vào nhau và đặt trước ngực. Dồn trọng lượng cơ thể vào gót chân, gập đầu gối, từ từ ngồi xổm xuống thấp nhất có thể, ấn khủy tay vào đầu gối trong để mở rộng hông và giữ lưng thẳng. Giữ nguyên tư thế trong trong 20 giây sau đó đứng thẳng dậy để trở về tư thế ban đầu.

Tư thế xác chết



Tư thế này không chỉ có tác dụng cân bằng hệ thống thần kinh mà còn làm cho cơ thể thư giãn và tâm trí thoải mái. Nằm ngửa trên thảm tập, 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay đặt thoải mái bên thân người, lòng bàn tay để ngửa. Nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở trong 15-20 phút.

Bích Huệ 
(Theo Stylecraze)

Author: Lorian Mr
•5/17/2017 09:49:00 CH
Thời gian qua, lương y Nguyễn Đình Khánh được nhiều người dân Đà Nẵng nhắc đến như là vị cứu tinh của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Ông đã giúp nhiều cặp vợ chồng có con sau khoảng thời gian dài mong ngóng. 

Những ngày đầu năm, hẹn gặp lương y chữa hiếm muộn Nguyễn Đình Khánh (SN 1954, 135 đường Phan Thanh) để phỏng vấn viết bài. Ông Khánh ngại ngần: “Làm nghề này thì phải giúp đỡ người khác chứ có gì đâu. Cuộc đời tôi cũng như những người khác, không có gì để lên báo đâu”. 




Ông sinh ra trong một gia đình làm nông tại huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Thuở còn nhỏ, một lần theo cha đến gia đình bác họ, ông bất ngờ và tỏ ra thích thú khi người này làm nghề y đang thăm khám cho nhiều bệnh nhân. Từ đó, ông nuôi ý định sau này lớn lên sẽ trở thành một lương y giúp đời. 

Dù gia đình khó khăn, cha mẹ vẫn cố gắng cho ông được đến trường. Không muốn bậc sinh thành buồn, ông dành hết thời gian cho việc học tập và luôn là một trong những học sinh thuộc top đầu của lớp. 

Năm đệ tam (tương đương lớp 10) ông đến một tiệm sách cũ và bất ngờ gặp bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biên soạn. Đây là bộ sách cơ bản về ngành y thời bấy giờ. Như bắt được vàng, ông mang về ngấu nghiến đọc và trở thành cuốn sách gối đầu giường của mình. 

Nhờ bộ sách này, ông biết đến nhiều loại cây thuốc quý có trong dân gian. Ngoài ra, ông cũng thuộc nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản. Càng đọc, ông càng cảm thấy ham thích và càng hun đúc mong ước từ nhỏ của mình. Với mong muốn “tìm sâu hiểu kĩ” các vị thuốc, bài thuốc nam, ông đi khá nhiều nơi để tầm sư học đạo. Ông nhớ nhất là năm 1972, khi đến chùa Tân Long Hưng (TP HCM) được các vị sư ở đây cho mượn hai cuốn sách quý về phòng trọ để chép tay. Cứ thế, ông tự học từ các bậc tiền bối, sách vở và trở thành một lương y sở hữu nhiều bài thuốc quý từ lúc nào không hay.

Khi hỏi về các bài thuốc, ông nói hăng say. Ông nhắc nhiều đến hai bài thuốc chữa vô sinh là “Thiểu phúc trục ứ thang” dành cho nữ và bài thuốc bổ thận tăng tinh trùng cho nam. Đây là hai bài thuốc ông vô tình học được của các bậc tiền bối. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận, ông nghiên cứu kĩ hơn, đưa ra các kết luận mang tính “kim chỉ nan” dành cho mình. Tùy vào thể trạng, tính chất của từng người mà ông gia giảm các vị thuốc theo lượng khác nhau cho phù hợp. 

Ông cho biết thêm, thời hiện đại, có quá nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Do đó, số lượng bệnh nhân hiếm muộn tìm đến ông cũng tăng lên theo thời gian. Tùy vào “vướng mắc” của vợ hay chồng mà ông có phương hướng riêng chữa cho họ. Tuy nhiên, chuyện sinh con đẻ cái là phụ thuộc vào cả nam lẫn nữ nên thông thường ông sẽ chữa bệnh cho người này và bốc thuốc hỗ trợ cho người còn lại.

Mặc dù được nhiều người thừa nhận hai bài thuốc này rất hiệu quả nhưng ông Khánh thẳng thắn khẳng định: “Chúng không phải là thuốc tiên nên không thể chữa hết bệnh hiếm muộn cho tất cả mọi đối tượng. Trong quá trình thăm khám, nếu tôi nhận thấy, mình không thể chữa bệnh cho bệnh nhân thì quyết từ chối chứ không muốn họ thất vọng vì quá hy vọng”. 

Trong quá trình trò chuyện, ông Khánh không ngại ngần cung cấp danh sách các bệnh nhân đã được mình chữa trị để đối chứng. Thông qua danh sách này, người viết tìm đến gia đình anh Lê Văn Dũng (46 tuổi, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê). Anh Dũng kể, thông qua tìm hiểu, anh và vợ tiến đến hôn nhân. Mặc dù “thả cửa” nhưng vợ anh vẫn không thể mang thai thai. 

Lo lắng, hai vợ chồng dắt díu nhau đến nhiều bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Bất kể ở đâu, anh cũng đều nhận được kết luận, vợ chồng mình thuộc diện hiếm muộn, khó có con. Anh dồn tiền, đưa vợ sang cả Thái Lan chữa trị. Số tiền rất lớn đã “ra đi” nhưng niềm ao ước có một đứa con để bế bồng vẫn không trở thành hiện thực. 

Năm 2009, thông qua một người bạn, anh Dũng tìm đến ông Khánh. Sau khi khám, ông Khánh cho biết, không dám khẳng định sẽ chữa được bệnh cho vợ chồng anh. Mặc dù vậy, “còn nước, còn tác” vợ chồng anh vẫn nuôi hy vọng. 

Sau khi uống 5 thang thuốc, vợ anh Dũng vẫn không có dấu hiệu gì khác thường. Lúc này, ông Khánh khuyên: “Chữa bệnh hiếm muộn là phải kiên trì, không thể nóng vội được”. Thêm 5 thang thuốc nữa được bốc. Lần này, niềm vui đã mỉm cười khi vợ anh cấn thai và sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh. 

Đến nay, con trai đã lên 6 tuổi, sức khỏe ổn định. Hàng ngày, anh làm thợ máy, còn vợ làm công nhân. Dù thu nhập không cao nhưng vun vén vẫn đủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc. “Những lần trước, vợ chồng tôi tiêu tốn cả trăm triệu đồng nhưng không có kết quả. Trong khi đó, thầy Khánh bán thuốc chưa tròn 1 triệu đồng thì vợ tôi lại mang thai. Tôi mang ơn thầy ấy lắm!”, anh cười tươi nói. 

Đặc biệt hơn, trong quá trình trò chuyện, anh Dũng còn cho biết thêm, em gái ruột của mình cũng đã “mang lại niềm vui”. Em gái anh là chị Lê Thị Thanh Bình, lấy chồng tại TP HCM. Sau một khoảng thời gian kết hôn vẫn không mang thai nên đến một bệnh viện lớn khám. Bác sĩ cho biết, chị rơi vào trường hợp hiếm muộn. 

Chị đi nhiều nơi chữa trị, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng niềm mong ước vẫn không thành hiện thực. Hơn 4 năm trước, một lần về quê thăm nhà, chị Bình tâm sự nỗi buồn của mình với anh trai. Sau đó, anh Dũng dẫn chị đến thăm thầy Khánh. Sau ba tháng uống thuốc, chị Bình đã cấn thai và sinh hạ một cậu con trai. Đến nay, con chị đã tròn 3 tuổi. 

Đại diện hội Đông Y thành phố Đà Nẵng cho biết, từ năm 2012, ông Khánh giữ chức Chủ tịch hội Đông y quận Thanh Khê. Ông là một thầy thuốc giỏi, có nhiều cống hiến cho nền phát triển đông y của thành phố. Với tài năng của mình, ông đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người và nhận được khá nhiều bằng khen, kỷ niệm chương của Hội đông y thành phố, Ban chấp hành trung ương Đảng hội Đông y Việt Nam…

Thông tin xin liên hệ: Lương y Nguyễn Đình Khánh 
ĐT:0914056246 
Địa chỉ: 135 đường Phan Thanh, TP Đà Nẵng.

yeudanang.com
Author: Lorian Mr
•4/12/2017 09:39:00 CH
Đây là bài hát của nhóm nhạc Hàng Cái ở Nội Mông - Trung Quốc, lời nhạc rất hay, nhịp điệu hùng hồn, tuy nhiên khi được thể hiện bởi ca sĩ Đàm Duy Duy thì lại trở nên sâu lắng hơn.

Lời nhạc:
Chim muông, hoa cỏ, vạn vật chúng sinh đều giống nhau
Cộng sinh, Cộng hưởng, Thời gian- Không khí và Ánh sáng
Tháng năm luân hồi trong dòng chảy đời đời kiếp kiếp
Ngày hôm nay tuy ngắn ngủi, Nhưng qua đi rồi sẽ trở thành mãi mãi
Xuân hạ thu đông-Bốn mùa luân hồi
Hoa khai hoa hoãn-Vận mệnh luân hồi
Thời thế đổi thay-Thịnh suy luân hồi
Vũ trụ vĩnh hằng
Tuổi xuân một đi bất hoàn

Vầng thái dương năm ấy, niên nay vẫn ngự trị trên bầu trời
Khúc ca dao của đời trước, đời sau vẫn cao giọng hát vang
Sinh mệnh có hạn, truyền đi nguồn sáng rực rỡ vô hạn
Thế giới biến ảo khôn lường, nhưng vẫn có những tín ngưỡng là bất biến
Xuân hạ thu đông-Bốn mùa luân hồi
Hoa khai hoa hoãn-Vận mệnh luân hồi
Thời thế đổi thay-Thịnh suy luân hồi
Vũ trụ vĩnh hằng
Tuổi xuân một đi bất hoàn!

Xuân hạ thu đông
Hoa khai hoa hoãn
Năm tháng đổi thay
Tuổi xuân một bất hoàn!!!

Xuân hạ thu đông-Bốn mùa luân hồi
Hoa khai hoa hoãn-Vận mệnh luân hồi
Thời thế đổi thay-Thịnh suy luân hồi
Vũ trụ vĩnh hằng
Tuổi xuân một đi sẽ chẳng trở lại.
Xuân hạ thu đông-Bốn mùa luân hồi
Hoa khai hoa hoãn-Vận mệnh luân hồi
Thời thế đổi thay-Thịnh suy luân hồi
Vũ trụ vĩnh hằng
Tuổi xuân một đi sẽ chẳng trở lại.



Author: Lorian Mr
•3/04/2017 09:33:00 CH
Một bài hát đầy tâm sự của tác giả Minh Khang:

Thắm thoát 10 năm tôi mới gặp lại được, thằng bạn ngày xưa, thời khổ rách áo ôm, thằng bạn ngày xưa chia đều điếu thuốc trên môi.
Mới đó 10 năm mà ai cũng da mồi, cuộc sống bôn ba, chia đôi tình bằng hữu, giờ phải chia tay.. thằng bạn đời thân thương.

Thằng thì ở xa, chưa về thăm quê.. nhưng vẫn nhớ thương quê nhà. Nơi có thằng bạn xưa, tình thâm giống như ruột già. nơi có thằng bạn xưa, ngọt bùi chia sớt buồn vui . . 
Thằng thì ở quê, vẫn chạy xe ôm, lo từng miếng ăn gia đình, lo cho đàn em được cắp sách đến trường, lo cho mẹ già.. hay đau ốm triền miên.

Giờ gặp lại nhau, bên tách cà phê đen, điếu thuốc trên môi, làm tao nhớ thật nhiều. 
Nếu mai có xa vẫn nhớ hoài thằng bạn đời !

Thưởng thức bài hát qua giọng hát truyền cảm của Trường Vũ và Vân Sơn:



Author: Lorian Mr
•2/23/2017 10:04:00 CH
Sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, Từ Huệ Xây (Mã Xây) không may mắn như những đứa trẻ cùng thời . Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông được một sư thầy người Hoa nhận về chăm sóc, nuôi dạy. Từ đó, ông lớn lên trong sự che chở của cha nuôi và những người dân nghèo tốt bụng. Cha nuôi của ông có võ thuật uyên thâm, sống trong môi trường “ ăn võ ngủ võ” nên từ nhỏ cậu bé Huệ Xây đã sớm tiếp xúc với các bài quyền cước cũng như những phương thuốc, bài thuốc chuyên trị các chứng xương, khớp.

TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ, TÂM ĐỨC VỚI ĐỜI

Một cuộc đời mà sự nghiệp võ học luôn gắn liền với hai chữ y đức theo cách trọn vẹn nhất. Trong vô vàn những căn bệnh hiểm nghèo, ông đặc biệt dành trọn tâm huyết nghiên cứu "bài thuốc võ thuật"  chuyên trị các chứng về xương, khớp cho bệnh nhân, giúp họ thoát khỏi bệnh tật. Đặc biệt hơn, ông đã nghiên cứu và áp dụng võ thuật vào việc chữa bệnh bằng cách điểm huyệt trị thương. Đó chính là Võ sư, thầy thuốc Từ Huệ Xây.



Con đường đến với nghiệp võ và thầy thuốc

Sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, Từ Huệ Xây (Mã Xây) không may mắn như những  đứa trẻ cùng thời . Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông được một sư thầy người Hoa nhận về chăm sóc, nuôi dạy. Từ đó, ông lớn lên trong sự che chở của cha nuôi và những người dân nghèo tốt bụng. Cha nuôi của ông có võ thuật uyên thâm, sống trong môi trường “ ăn võ  ngủ võ” nên từ nhỏ cậu bé Huệ Xây đã sớm tiếp xúc với các bài quyền cước cũng như những phương thuốc, bài thuốc chuyên trị các chứng xương, khớp.

Trong số 38 đệ tử, Thầy chỉ chọn một mình Huệ Xây để truyền nghề thuốc. Do ngôn ngữ khác biệt: thầy nói tiếng Hoa, trò nói tiếng Việt nên Huệ Xây học thực hành là chính. Thầy cho Huệ Xây làm đi làm lại đến độ nhuần nhuyễn và thuộc rành các vị trí gân, xương, khớp trong cơ thể, chỉ sờ nắn là biết sai, trật chỗ nào và sửa lại trong tích tắc. Khi Huệ Xây càng lớn, càng tinh thông về võ thuật thì những kiến thức về liệu pháp chữa trị các bệnh gân xương, khớp cũng ngày càng uyên thâm và tường tận.

Sau hơn 15 năm rèn đức, luyện võ và học bào chế thuốc chữa bệnh dưới sự dìu dắt của thầy đồng thời cũng là cha nuôi của ông, Huệ Xây rời võ đường với lời dặn tâm huyết của cha: “Muốn trở thành người tốt, con phải ra đi và thực hành những gì con học được... Thầy đã trao cho con gân, xương của mọi người và con chỉ cần có lòng tốt, con sẽ sống. Phải giữ chữ Nhân trong cuộc đời và dùng nó làm việc có ích”. Lời dặn của cha luôn bên ông như một hành trang trong những ngày bôn ba, ngang dọc.

Bài học đầu tiên ở trường đời với ông là cái đói, cái khát và bệnh tật của bản thân. Ông cảm nhận sâu xa cái khổ của con người trong xã hội. Ông nhớ lời thầy dặn phải luôn sống tốt, làm tốt cho mọi người và tự nhủ lòng phải luôn xứng đáng là người đệ tử của thầy.

Năm 1977, ông tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. 5 năm sau, ông được phân công làm bảo vệ ở lăng Lê Văn Duyệt (Lăng Ông). Tối đến, ông dạy võ cho các anh em và chữa trị các bệnh về xương khớp cho học viên.

Với các món thuốc gia truyền do ông tự nấu lấy, học viên hết đau nhanh chóng và giới thiệu thân nhân đến với ông, thầy cũng không từ chối. Cứ thế ngày càng có nhiều người bệnh về xương khớp được giới thiệu đến với võ sư, thầy thuốc Từ Huệ Xây.

Dành tâm huyết y võ thuật cho… làm từ thiện

Ông luôn tâm niệm, giàu tình cảm hơn giàu tiền bạc. Chính vì am hiểu được triết lý sống của lẽ đời nên lúc nào ông cũng hướng về người nghèo. Từ nhiều năm nay, tại căn nhà của ông ở phường Linh Đông (Thủ Đức) tiếp nhận bệnh nhân từ 4 giờ sáng, những bệnh nhân nghèo ở xa được ông cho ở lại và nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo cho tới khi lành bệnh, đặc biệt là các tu sĩ. Ông tự nấu thuốc, chữa trị cho bệnh nhân và dạy các đệ tử để cùng phụ với thầy. Ông thường nhắc nhở các học trò: “Làm nghề võ phải có tâm từ, có tâm từ mới có tay phục dược, phải đối xử với bệnh nhân như với cha mẹ của mình” và chính ông thường tự tay bưng cơm nước, thuốc men cho bệnh nhân, ôngcũng luôn tôn trọng các đệ tử mặc dù rất nghiêm khắc.

Từ 4 giờ đến 6 giờ sáng ông chữa khoảng 30 đến 40 người tại Thủ Đức. Sau đó, ông cùng các đệ tử đến một số chùa ở Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, nơi đó có khoảng 200 – 300 người bệnh đã chờ sẵn ở đó. Ông làm việc cho tới khi hết bệnh nhân chứ không làm hết giờ. Có hôm 22 giờ thầy trò mới lên xe trở về Thủ Đức để kịp nấu thuốc cho bệnh nhân dùng ngày hôm sau.

Trong quyển sổ cảm ơn thầy thuốc, Ni sư thích nữ Mai Liên khi được thầy chữa khỏi bệnh, đã gửi những vần thơ đầy ân tình để tri ân công đức của thầy:

"Chuyên trị gãy xương, cột sống gai
Thương nghèo giúp ngặt, quản chi nài
Hoa Đà Biển Thước trong sanh loại
Đức nặng bao người ơn "Mã Xây”

Cũng như Ni sư Mai Liên, nhiều người bệnh đã để lại những lời tri ân, cảm ơn sâu sắc. Ông đã giúp họ thoát khỏi gánh nặng bệnh tật. Ông chia sẻ: “ Niềm vui lớn nhất của tôi là mỗi khi thấy bệnh nhân khỏi bệnh, đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tôi chữa bệnh miễn phí”. Mỗi khi nhắc đến tên ông người ta thường gắn ông với cụm từ “ võ sư, thầy thuốc của người nghèo”. Tất cả những điều ông làm đều xuất phát từ cái tâm, mà theo ông đó là “ cái duyên”, “cái nghiệp” của một người thầy thuốc và việc cứu giúp được thêm nhiều người nghèo hết bệnh là niềm vui, sự hạnh phúc. Võ sư, thầy thuốc Từ Huệ Xây là thế, chỉ cần một lần tiếp xúc thì sẽ nhận thấy ở ông một con người thật giản dị, chân tình, nhân hậu, luôn sống vì mọi người, không mưu cầu danh lợi cá nhân, hay mục đích gì khác. Và, những việc ông làm chỉ mong sao cho xã hội bớt đi những mảnh đời nghèo khó, bất hạnh, bệnh tật được đẩy lùi, mọi người có sức khỏe.

Địa chỉ liên hệ:  Võ sư Từ Huệ Xây: A: 12, Đường 14, Khu phố 4, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại: 0903.709.135

Author: Lorian Mr
•1/31/2017 10:45:00 CH
Bài hát này có giai điệu khá lạ, là nhạc trong phim The Hunger games

Are you, are you
Coming to the tree
Where they strung up a man they say murdered three. 
Strange things did happen here 
No stranger would it be
If we met at midnight in the hanging tree.
Are you, are you 
Coming to the tree
Where the dead man called out for his love to flee.
Strange things did happen here
No stranger would it be
If we met at midnight in the hanging tree.

Are you, are you
Coming to the tree
Where I told you to run, so we'd both be free.
Strange things did happen here
No stranger would it be
If we met at midnight in the hanging tree.

Are you, are you
Coming to the tree

Wear a necklace of rope, side by side with me.
Strange things did happen here
No stranger would it be
If we met at midnight in the hanging tree.