Author: Lorian Mr
•2/23/2017 10:04:00 CH
Sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, Từ Huệ Xây (Mã Xây) không may mắn như những đứa trẻ cùng thời . Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông được một sư thầy người Hoa nhận về chăm sóc, nuôi dạy. Từ đó, ông lớn lên trong sự che chở của cha nuôi và những người dân nghèo tốt bụng. Cha nuôi của ông có võ thuật uyên thâm, sống trong môi trường “ ăn võ ngủ võ” nên từ nhỏ cậu bé Huệ Xây đã sớm tiếp xúc với các bài quyền cước cũng như những phương thuốc, bài thuốc chuyên trị các chứng xương, khớp.

TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ, TÂM ĐỨC VỚI ĐỜI

Một cuộc đời mà sự nghiệp võ học luôn gắn liền với hai chữ y đức theo cách trọn vẹn nhất. Trong vô vàn những căn bệnh hiểm nghèo, ông đặc biệt dành trọn tâm huyết nghiên cứu "bài thuốc võ thuật"  chuyên trị các chứng về xương, khớp cho bệnh nhân, giúp họ thoát khỏi bệnh tật. Đặc biệt hơn, ông đã nghiên cứu và áp dụng võ thuật vào việc chữa bệnh bằng cách điểm huyệt trị thương. Đó chính là Võ sư, thầy thuốc Từ Huệ Xây.



Con đường đến với nghiệp võ và thầy thuốc

Sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, Từ Huệ Xây (Mã Xây) không may mắn như những  đứa trẻ cùng thời . Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông được một sư thầy người Hoa nhận về chăm sóc, nuôi dạy. Từ đó, ông lớn lên trong sự che chở của cha nuôi và những người dân nghèo tốt bụng. Cha nuôi của ông có võ thuật uyên thâm, sống trong môi trường “ ăn võ  ngủ võ” nên từ nhỏ cậu bé Huệ Xây đã sớm tiếp xúc với các bài quyền cước cũng như những phương thuốc, bài thuốc chuyên trị các chứng xương, khớp.

Trong số 38 đệ tử, Thầy chỉ chọn một mình Huệ Xây để truyền nghề thuốc. Do ngôn ngữ khác biệt: thầy nói tiếng Hoa, trò nói tiếng Việt nên Huệ Xây học thực hành là chính. Thầy cho Huệ Xây làm đi làm lại đến độ nhuần nhuyễn và thuộc rành các vị trí gân, xương, khớp trong cơ thể, chỉ sờ nắn là biết sai, trật chỗ nào và sửa lại trong tích tắc. Khi Huệ Xây càng lớn, càng tinh thông về võ thuật thì những kiến thức về liệu pháp chữa trị các bệnh gân xương, khớp cũng ngày càng uyên thâm và tường tận.

Sau hơn 15 năm rèn đức, luyện võ và học bào chế thuốc chữa bệnh dưới sự dìu dắt của thầy đồng thời cũng là cha nuôi của ông, Huệ Xây rời võ đường với lời dặn tâm huyết của cha: “Muốn trở thành người tốt, con phải ra đi và thực hành những gì con học được... Thầy đã trao cho con gân, xương của mọi người và con chỉ cần có lòng tốt, con sẽ sống. Phải giữ chữ Nhân trong cuộc đời và dùng nó làm việc có ích”. Lời dặn của cha luôn bên ông như một hành trang trong những ngày bôn ba, ngang dọc.

Bài học đầu tiên ở trường đời với ông là cái đói, cái khát và bệnh tật của bản thân. Ông cảm nhận sâu xa cái khổ của con người trong xã hội. Ông nhớ lời thầy dặn phải luôn sống tốt, làm tốt cho mọi người và tự nhủ lòng phải luôn xứng đáng là người đệ tử của thầy.

Năm 1977, ông tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. 5 năm sau, ông được phân công làm bảo vệ ở lăng Lê Văn Duyệt (Lăng Ông). Tối đến, ông dạy võ cho các anh em và chữa trị các bệnh về xương khớp cho học viên.

Với các món thuốc gia truyền do ông tự nấu lấy, học viên hết đau nhanh chóng và giới thiệu thân nhân đến với ông, thầy cũng không từ chối. Cứ thế ngày càng có nhiều người bệnh về xương khớp được giới thiệu đến với võ sư, thầy thuốc Từ Huệ Xây.

Dành tâm huyết y võ thuật cho… làm từ thiện

Ông luôn tâm niệm, giàu tình cảm hơn giàu tiền bạc. Chính vì am hiểu được triết lý sống của lẽ đời nên lúc nào ông cũng hướng về người nghèo. Từ nhiều năm nay, tại căn nhà của ông ở phường Linh Đông (Thủ Đức) tiếp nhận bệnh nhân từ 4 giờ sáng, những bệnh nhân nghèo ở xa được ông cho ở lại và nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo cho tới khi lành bệnh, đặc biệt là các tu sĩ. Ông tự nấu thuốc, chữa trị cho bệnh nhân và dạy các đệ tử để cùng phụ với thầy. Ông thường nhắc nhở các học trò: “Làm nghề võ phải có tâm từ, có tâm từ mới có tay phục dược, phải đối xử với bệnh nhân như với cha mẹ của mình” và chính ông thường tự tay bưng cơm nước, thuốc men cho bệnh nhân, ôngcũng luôn tôn trọng các đệ tử mặc dù rất nghiêm khắc.

Từ 4 giờ đến 6 giờ sáng ông chữa khoảng 30 đến 40 người tại Thủ Đức. Sau đó, ông cùng các đệ tử đến một số chùa ở Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, nơi đó có khoảng 200 – 300 người bệnh đã chờ sẵn ở đó. Ông làm việc cho tới khi hết bệnh nhân chứ không làm hết giờ. Có hôm 22 giờ thầy trò mới lên xe trở về Thủ Đức để kịp nấu thuốc cho bệnh nhân dùng ngày hôm sau.

Trong quyển sổ cảm ơn thầy thuốc, Ni sư thích nữ Mai Liên khi được thầy chữa khỏi bệnh, đã gửi những vần thơ đầy ân tình để tri ân công đức của thầy:

"Chuyên trị gãy xương, cột sống gai
Thương nghèo giúp ngặt, quản chi nài
Hoa Đà Biển Thước trong sanh loại
Đức nặng bao người ơn "Mã Xây”

Cũng như Ni sư Mai Liên, nhiều người bệnh đã để lại những lời tri ân, cảm ơn sâu sắc. Ông đã giúp họ thoát khỏi gánh nặng bệnh tật. Ông chia sẻ: “ Niềm vui lớn nhất của tôi là mỗi khi thấy bệnh nhân khỏi bệnh, đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tôi chữa bệnh miễn phí”. Mỗi khi nhắc đến tên ông người ta thường gắn ông với cụm từ “ võ sư, thầy thuốc của người nghèo”. Tất cả những điều ông làm đều xuất phát từ cái tâm, mà theo ông đó là “ cái duyên”, “cái nghiệp” của một người thầy thuốc và việc cứu giúp được thêm nhiều người nghèo hết bệnh là niềm vui, sự hạnh phúc. Võ sư, thầy thuốc Từ Huệ Xây là thế, chỉ cần một lần tiếp xúc thì sẽ nhận thấy ở ông một con người thật giản dị, chân tình, nhân hậu, luôn sống vì mọi người, không mưu cầu danh lợi cá nhân, hay mục đích gì khác. Và, những việc ông làm chỉ mong sao cho xã hội bớt đi những mảnh đời nghèo khó, bất hạnh, bệnh tật được đẩy lùi, mọi người có sức khỏe.

Địa chỉ liên hệ:  Võ sư Từ Huệ Xây: A: 12, Đường 14, Khu phố 4, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại: 0903.709.135

This entry was posted on 2/23/2017 10:04:00 CH and is filed under , . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Lời bình: