•1/22/2013 10:43:00 CH
Cái thời sinh viên với sinh hoạt thiếu thốn nhiều
thứ. Cùng với suy nghĩ lo lắng là làm sao sau này ra trường có được việc làm,
hay có thể thất nghiệp như nhiều người ra trường khóa trước. Vậy thì làm sao có
thể kiếm tiền để có một cuộc sống ổn định, sung túc cho bản thân, gia đình?
Một ngày online, lang thang vô tình vào một website
giới thiệu cách kiếm tiền trên mạng, mình bước vào cuộc sống kiếm tiền từ dạo
đó.
1. Paid
per click
Là hình thức kiếm tiền mà mình tham gia đầu tiên.
Từ một người nào đó đâu đâu trên mạng mời mình tham gia, với những từ rất “kêu”
như: “bà mẹ độc thân kiếm được hàng ngàn đôla tại nhà”…
Nội dung kiếm tiền rất đơn
giản: đăng ký tài khoản trên mạng.
Mỗi ngày trang web sẽ gởi cho mình những quảng cáo, mình bấm vào liên kết quảng
cáo đó để đọc và sẽ được trả tiền với mức giá 0.01$-0.03$/quảng cáo.
Lúc đó nghĩ đơn giản thế này, tiền mạng là 2500
đồng/giờ. Vậy thì mình đăng ký khoảng 4 trang web đọc quảng cáo, mỗi ngày đọc những
quảng cáo có thể kiếm 0.4-0.5$ (= 8-10 ngàn), mỗi giờ chỉ cần ngồi 1 tiếng vừa
online đọc báo mà kiếm được hơn 6 ngàn. Số tiền đó hơn cả tiền công một sinh
viên chạy bàn quán cơm hồi đó. Còn nữa, nếu mình giới thiệu được nhiều người
cũng tham gia như mình thì mình có thể kiếm tiền thêm từ hoa hồng của cấp dưới.
Tương lai quá xán lạn, sau này có thể ngồi không cũng được rồi.
Mất 1 tháng ngày ngày “cày cuốc” trên mạng mới nhận
ra một điều là… quá cực, quá tốn thời gian. Và để có thể nhận tiền được thì
mình phải kiếm đủ số tiền là 100$ (biết đến khi nào), với lại phí chuyển tiền
trên mạng là 10% nữa. Bị cắt đủ đường.
Vậy là mình đi theo hướng tìm cấp dưới. Thế nhưng,
vừa vào google.com cái là hiện lên hàng loạt những lời giới thiệu y như mình
mong muốn “kiếm tiền trên mạng rất dễ”,
“kiếm tiềm trêm mạng - ngồi mát ăn bát vàng”, “tôi đã kiếm hàng ngàn $ mỗi
tháng, và tôi muốn chia sẻ với bạn”, “bạn muốn thu nhập 900 triệu/tháng nhờ
online 1-2 giờ/ngày?”. Ai cũng suy nghĩ như mình thôi.
Bỏ từ đó.
(Thực ra kiếm tiền qua mạng không phải không có
thực, nhưng nó không có dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ)
2. Đọc
email quảng cáo (paid to read)
Song song với tham gia chương trình PPC, qua việc
tìm hiểu kiếm tiền trên mạng, mình cũng tham gia việc đọc mail quảng cáo.
Nội dung kiếm tiền cũng rất đơn giản: đăng ký tài
khoản trên mạng. Mỗi ngày trang web sẽ gởi cho mình các mail, click vào đọc
mail thì người ta sẽ trả cho mình tiền (giống như đọc thư của bạn bè gời cho
mình mà còn được trả tiền nữa).
Ngay trong lần đầu tiên tham gia mình đã bị “lóa
mắt” vì giới thiệu quá hấp dẫn: đọc mỗi mail sẽ được trả 1$. Như vậy việc mình
kiếm 1000$/tháng không có gì là không thể. Dù có bị lừa (khả năng cao) thì cũng
chỉ mất thời gian thôi với một ít tiền mạng thôi, có sao đâu.
Nhưng… đúng là tuổi trẻ bồng bột. Lúc đó không chịu
suy nghĩ rằng nếu ai cũng kiếm tiền dễ như vậy thì cực thân mỗi ngày đi làm để
làm gì, sao không tham gia hết luôn, vừa khỏe vừa nhàn.
Đến sau này mới nghĩ được rằng TIỀN họ trả công cho
mình là tiền mà mình xem quảng cáo của họ, nếu thấy đúng sản phẩm mình cần thì
mua. 100 người xem quảng cáo chưa chắc có được 1 người mua sản phẩm đó, vậy thì
để bán được một sản phẩm họ phải tốn hơn 100$ quảng cáo? Dân kinh doanh không
ai làm như vậy cả. Thực ra số tiền quảng cáo có, nhưng ít hơn rất nhiều. Và
người hưởng lợi không ai khác hơn chính là “thằng” chủ trang web đó khi nó nhận
tiền của công ty muốn quảng cáo sản phầm, rồi nhờ mình đọc mail giùm mà không
phải trả tiền.
3. Google
Adsense
Việc tham gia chương trình này sau khi mình lập
blogspot của Google. Đây là một sản phẩm của Google, mình gắn những quảng cáo
lên blog của mình, bạn bè truy cập vào blog của mình nếu bấm vào quảng cáo đó
thì mình sẽ được trả tiền.
Một thời gian lao vào cái này, tạo thêm một blog
tiếng Anh nữa và đặt quảng cáo tại đây. Hàng ngày đều kiểm tra xem tiền có lên
không. Đúng là có lên, có quảng cáo trả mình 0.01$ cho mỗi lần bấm vào, có
quảng cáo trả đến 0.1$, thậm chí 0.3$.
Khi sắp đạt đến 100$, hí hửng chuẩn bị yêu cầu
thanh toán thì Google đã… khóa quảng cáo của mình, vì kêu mình ăn gian. Mà thật
ra… đúng là như vậy ^^. Mình đã làm quen và liên kết với nhiều blog khác trên
thế giới và… click quảng cáo giùm cho nhau. Nhưng với google, như vậy là không
đúng vì quảng cáo không thực sự đến với người muốn xem nó. Người ta bỏ tiền ra
đâu có dễ để cho mình lấy như vậy.
Một kinh nghiệm đối với bản thân: không có gì dễ
kiếm tiền cả, nếu muốn làm ăn với google (hay những công ty uy tín) nghiêm túc
thì phải thành thật và cố gắng kiếm từng đồng tiền nhỏ một. Và mình sẽ thử lại
cách này, vừa là một thú vui chơi blog vừa là một cơ hội kiếm thêm.
4. Gõ
Captcha
Công việc này có thể được trả tiền ở Việt Nam,
từ một đứa em giới thiệu kiếm thêm trong thời gian rảnh rỗi.
“Captcha
là hình ảnh chứa đoạn mã xác nhận giúp phân biệt đối tượng đang truy cập là
người hay máy. Công cụ rất hiệu quả trong ngăn chặn hành vi lập tài khoản diễn
đàn, website, e-mail số lượng lớn nhờ các chương trình tự động. Để vượt qua rào
chắn này, hacker buộc phải nhờ đội ngũ những người gõ thuê Captcha để xác nhận
việc lập tài khoản, đẩy nhanh quá trình đăng kí hàng loạt”.
Chỉ cần có thể đánh máy nhanh tay là có thể tham
gia vào việc làm này. Mỗi 1000 captcha thành công, mình sẽ được trả số tiền từ
15000-20000 đồng, mỗi tháng thu nhập trên 1 triệu đồng. Tất nhiên, càng tham
gia lâu thì mình sẽ được “tăng lương”, rồi trở thành trưởng 1 nhóm rồi thuê lại
người ta, thay vì trả 20000 đ/1000 captcha thì mình trả 15000/captcha thôi, ăn
chênh lệch.
Tham gia một thời gian vì thấy nó uy tín, nhưng mà
sức lực bị giảm sút do việc gõ captcha là làm cho nước ngoài, vì vậy phải làm
sau 12 giờ khuya mới có nhiều captcha để gõ.
Làm một thời gian cũng dừng, vì thấy không thể tiến
xa hơn được. Và hơn nữa, việc làm này là tiếp tay cho hacker, những kẻ phá bĩnh
người khác.
SAU NHIỀU NĂM học hỏi cách kiếm tiềm, mình nhận ra
một điều rằng không có việc gì kiếm được tiền bằng cách ngồi không đợi tiền rớt
xuống cả. Tất cả những viễn cảnh thiên đường đều là giả dối cả, vì nó đi ngược
lại với bản chất của kinh doanh – thương trường là chiến trường. Phải dành
nhiều công sức và thời gian để tích lũy từng đồng và bắt nó sinh lãi tiếp theo
mới bền lâu được. Và tốt nhất là kinh doanh theo cách truyền thống.
Từ dạo đó, hễ đọc được giới thiệu cách kiếm tiền
nhanh hoặc phương pháp làm ăn dễ có lãi, mình đều xem xét cẩn thận phía sau những
QUẢ ngọt ngào đó là cái gì. Và đã nhận ra được những sự thật đằng sau không tốt
như mọi người nghĩ, và người ở trước mặt ta không chân thành và đẹp như họ cố
thể hiện.
Ví dụ:
1. Giới
thiệu bạn bè – được tiền
Nội dung kiếm tiền rất đơn giản (cái nào dễ kiếm
tiền cũng đơn giản hết): Đăng ký một tài khoản, và giới thiệu đến cho tất cả
bạn bè của mình qua SĐT, email, facebook.v.v mỗi khi bạn bè phản hồi và đăng ký
giống mình thì mình sẽ được trả một số tiền, ví dụ 1000 đồng.
Thật là quá đơn giản, mình chỉ cần gởi một đường
link đến bạn bè thôi là có thể có tiền rồi. 500 bạn được 500000 đồng, 1000 bạn
được 1000000 đồng. Tự nhiên có tiền xài.
Thế nhưng, có phải tự nhiên người ta cho tiền cho
mình không? Đằng sau đó là cái gì? Tiền ở đâu ra mà người ta đưa cho mình dễ
vậy?
Có bao giờ bạn cảm thấy bực mình khi hàng ngày phải
nhận những tin nhắn như khuyến mãi cái này, bán cái này, nhắn tin vào tổng đài
này để nhận quà từ bạn bè v.v… Và cả những cuộc gọi điện đến chào mời mua bảo
hiểm, mua sản phẩm… Vừa phải xóa nó đi, vừa tốn thời gian đọc.
Nếu mình giới thiệu đến cho bạn bè để lấy 1000 đồng
đó, thì bạn bè là người sẽ nhận lấy những phiền phức từ trên trời rơi xuống đó.
Sự đánh đổi đó có đáng không?
2. Bán
hàng đa cấp
Đã từng nhận được lời mời tham gia tới 3 mạng lưới
bán hàng đa cấp. Nhưng vẫn chưa tham gia cái nào. Gần đây nhất là AW với những
lời giới thiệu có cánh như:
Mở đầu là một cảnh khái quát về cách mua bán truyền
thống và mua bán AW:
- Nhà sản xuất (sản phẩm 10.000 vnd) -> Tổng đại
lý (+2.000 vnd) -> Đại lý tỉnh (+2.000 vnd) -> Đại lý quận (+2.000 vnd)
-> Bán sỉ (+2.000 vnd) -> Bán lẻ (+2.000 vnd)
Vậy 1 sản phẩm có giá trị thực là 10.000 vnd sau
khi qua nhiều khâu trung gian cùng với việc bị đội lên bởi chi phí quảng cáo,
tiếp thị, khuyến mãi thì có giá là 22.000 vnd (nghĩa là người tiêu dùng gánh
55% chênh lệch so với giá gốc)
- AW (sản phẩm 10.000 vnd) -> nhà phân phối
(+10.000 vnd)
=> Nhà phân phối được hoa hồng rất cao !!!
Không quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi !!!
Vậy, sản phẩm đến tay người tiêu dùng có giá là 20.000 vnd
=> Người tiêu dùng mua được sản phẩm rẻ hơn so với kinh doanh truyền thống (nhưng cũng gánh chênh lệch 50%)
=> Nhà phân phối được hoa hồng rất cao !!!
Không quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi !!!
Vậy, sản phẩm đến tay người tiêu dùng có giá là 20.000 vnd
=> Người tiêu dùng mua được sản phẩm rẻ hơn so với kinh doanh truyền thống (nhưng cũng gánh chênh lệch 50%)
Và cách kinh doanh ăn hoa hồng như sau:
1) Hoa hồng sĩ lẻ: 15%
2) Hoa hồng thành tích (chủ đạo): 6-21%
3) Những hoa hồng phía sau:
Hoa hồng Ruby (1%)
Hoa hồng lãnh đạo (4%)
Hoa hồng lãnh đạo quốc tế (2%)
Hoa hồng phát triển hệ thống hàng tháng (1%)
Hoa hồng Emerald (0,25%)
Hoa hồng Diamond (0,25%)
Hoa hồng Diamond Plus (0,25%)
Hoa hồng lãnh đạo (4%)
Hoa hồng lãnh đạo quốc tế (2%)
Hoa hồng phát triển hệ thống hàng tháng (1%)
Hoa hồng Emerald (0,25%)
Hoa hồng Diamond (0,25%)
Hoa hồng Diamond Plus (0,25%)
Họ đưa ra một ví dụ về tương lai hết sức tươi đẹp:
Bạn có 3
nhóm tuyến dưới A, B, C đạt khoản 600PV hoa hồng 6% và tổng doanh số của nhóm
bạn là 1.800PV, như vậy bạn được hưởng hoa hồng thành tích theo nhóm là 9% (trong
khoản 1200PV-2399PV là 9%). Hoa hồng thành tích theo nhóm của bạn được tính như
sau:
(9%- 6%)A + (9%- 6%)B + (9%- 6%)C = Hoa hồng thành tích của bạn.
(9%- 6%)A + (9%- 6%)B + (9%- 6%)C = Hoa hồng thành tích của bạn.
Nghĩa là
những tuyến dưới của bạn sẽ kiếm hoa hồng giùm bạn, và khi tuyến dưới của bạn
đủ đông thì bạn chỉ cần ngồi không đợi tiền về nhà thôi. Một lời đề nghị quá
hấp dẫn?
Vậy sự thật đằng sau nó là gì?
1) Hoa hồng sỉ lẻ: 15%
Bạn mua một sản phẩm của nhà phân phối và bán đi
với giá chênh lệch 15% à tiền lời?
Thật sự: Mình có chịu mua một sản phẩm với giá 1.150.000
đồng nếu biết nó có giá 1.000.000 đồng? Vậy chỉ cần thêm vài chục ngàn nữa để
đăng ký làm nhà phân phối, rồi mua gì thì mua có phải rẻ hơn không?
Thiệt ra, những nhà phân phối mình từng biết đều
mua và bán đúng với giá gốc cả, một phần vì không muốn lừa bạn bè nhiều, một
phần vì thấy giá sản phẩm đã cao rồi. Cái quan trọng họ quan tâm chính là hoa
hồng thành tích.
2) Hoa hồng thành tích:
Người ta vẽ cho mình một khung hình rất đẹp. Nhưng
mình thử tự vẽ cho mình một khung hình khác xem sao, một kịch bản đơn giản hơn
Bạn (P) có 20 người ở tuyến dưới (F1), trong tháng
mỗi người bán được 8.000.000 tiền sản phẩm. Nghĩa là không ai trong số họ được
hưởng tiền hoa hồng thành tích cả. Vậy số tiền đó đi đâu?
Bạn không bán sản phẩm nào cả, nhưng cả nhóm của
bạn bán được 160.000.000 trong tháng đó, hiển nhiên bạn được hoa hồng 21% =
33.600.000 đồng. Cũng có nghĩa là bạn bè bạn cả tháng đó “làm không ăn lương”
để trao tiền hoa hồng cho bạn. Còn sản phẩm bán được lấy doanh thu là tốt rồi,
làm gì mong chờ 15% tiền bán lẻ đó chứ.
3) Người tiêu dùng được lợi?
Như đã nói ở trên, hiểu nôm na thì so với cách mua
truyền thống, người tiêu dùng chịu 55% chênh lệch về giá gốc vì quảng cáo, phân
phối các tầng đại lý, còn cách mua AW thì 50% để chi cho hoa hồng.
Vậy con số thực chênh lệch của AW là bao nhiêu?
Chính bằng số % hoa hồng trả cho các nhà phân phối: 15% hoa hồng sỉ lẻ + 21%
hoa hồng thành tích + các hoa hồng phía sau (1+4+2+1+0.25+.025.+0.25=8.75%) =
44.75%
Như vậy một sản phẩm AW bán giá 1.000.000 thì tiền
chi cho hoa hồng các tuyến là 447.500 đồng.
NGƯỜI MUA
CÓ LỢI KHÔNG?
Mình có thể khẳng định là không. Vì sản phẩm của AW
quá mắc so với sản phẩm thông thường cùng loại, dù đó là sản phẩm tốt đi chăng
nữa.
Thử nghĩ coi: nếu 1 sản phẩm giá gốc 10000 đồng
Phương pháp truyền thống sẽ bán giá 10000 đồng, đến
tay người tiêu dùng là 22000 đồng.
Phương pháp của AW là sẽ bán giá 30000 đồng đến tay
nhà phân phối luôn. Vậy thì họ sẽ chia cho nhà phân phối 13425 đồng (44,7%),
còn công ty sẽ thu phần còn lại tới 16575 đồng.
Người mua chấp nhận mua không phải vì nó tốt, mà là
vì bạn giới thiệu, vì muốn ủng hộ bạn chứ không phải vì NHU CẦU cần sử dụng nó
(họ có thể có rất nhiều lựa chọn ở những dòng sản phẩm rẻ hơn). Và tất nhiên,
chính bạn đôi lúc cũng phải là người mua sản phẩm đó về dùng để giúp đỡ tuyến
dưới của mình khi họ không bán được hàng, để tạo thêm niềm tin và động lực cho
họ.
Vậy thì quanh đi quẩn lại chỉ có bạn và người quen
của bạn mua các sản phẩm đó chứ chẳng có ai nữa cả, một người lạ nào đó ai lại
đi mua sản phẩm vừa mắc vừa không có tên tuổi gì trên thị trường. Và người
hưởng lợi là các tuyến trên của họ, vậy nên họ mới nhiệt tình sốt sắng thuyết
phục bạn gia nhập AW chứ.
Tóm lại: đây là một mô hình kinh doanh mới, và mình thật sự
ngưỡng mộ người sáng tạo ra mô hình này. Rất sáng tạo, và làm cho những người
tham gia có cảm giác họ đang giúp đỡ người khác, tạo cơ hội cho người khác (ít
ra là họ tỏ vẻ như vậy) bằng cách chia sẻ lợi nhuận, nhưng những gì trình bày ở
trên cho thấy lợi nhuận đó đến từ đâu: bán giá cao và từ những mối quan hệ thân
thuộc.
Thật ra, mình vẫn không khẳng định được đây là một
cách lừa đảo, vì ngoài quảng cáo sản phẩm một cách phóng đại quá lên, thì AW
bản thân nó cũng là một mô hình kinh doanh thôi. AW cũng giúp người tham gia
rèn luyện những kỹ năng mạnh dạn nói chuyện trước đám đông, biết cách thuyết
trình, biết cách tạo mối quan hệ, biết cách thuyết phục.
Mình bị sốc và bực bởi câu nói của một người: “chỉ
có đứa ngu mới không vào AW”. Ừ thì coi như mình ngu đi khi từ chối cơ hội kiếm
tiền nhanh như vậy, ít nhất là thêm vài triệu/tháng, nhưng để đánh đổi lấy việc
lợi dụng lòng tốt của bạn bè và sự tôn trọng của họ thì số tiền đó chưa xứng
đáng.
Tiền thì mình có thể kiếm, và sẽ kiếm, nhưng bằng
cách khác.
0 Lời bình: