•8/01/2023 08:07:00 CH
BÁNH TRÁI MÙA XƯA là tập hợp những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về hình ảnh của miền Tây sông nước. Người đọc có thể hiểu ngay rằng tác giả viết về những gì nửa mất nửa còn trong ký ức của mình, cũng là đại diện cho rất nhiều người sống ở giai đoạn chuyển đổi từ làng quê lên thành thị.
Chị nhớ tới những hình ảnh bình dị, bình yên thân thuộc đến không ngờ. Cái thuở cái nghèo dai dẳng nhớ đến những tiếng rao vá đồ từ chảo nồi, áo quần đến cả dép. Cái thời ruộng đồng nhớ đến những món ăn dân dã mà dễ kiếm. Lâu lâu bắt gặp hình ảnh xưa đâu đó nhớ cả cây gòn, bông lau, hàng ba… Nhớ cả một nền văn hóa thơm thảo của người miền Nam. Tất cả trở nên chênh vênh khi đem hình ảnh của hiện tại để so với quá khứ, cái giàu với cái nghèo, cái lạnh lùng với cái hào sảng. Mỗi thứ đều có cái hay, cái tốt và cái xấu. Nhưng khổ nhất là những người ở trong cái giai đoạn chuyển thời, không thể định hình nổi mình thuộc về nơi nào. Như đang ở chốn phồn hoa bỗng dưng thấy lạc lõng, cảm giác chính mình trở về những ngày đầu trần chân đất khi thấy gì đó lạ mà quen.
Chị nhớ tới những hình ảnh bình dị, bình yên thân thuộc đến không ngờ. Cái thuở cái nghèo dai dẳng nhớ đến những tiếng rao vá đồ từ chảo nồi, áo quần đến cả dép. Cái thời ruộng đồng nhớ đến những món ăn dân dã mà dễ kiếm. Lâu lâu bắt gặp hình ảnh xưa đâu đó nhớ cả cây gòn, bông lau, hàng ba… Nhớ cả một nền văn hóa thơm thảo của người miền Nam. Tất cả trở nên chênh vênh khi đem hình ảnh của hiện tại để so với quá khứ, cái giàu với cái nghèo, cái lạnh lùng với cái hào sảng. Mỗi thứ đều có cái hay, cái tốt và cái xấu. Nhưng khổ nhất là những người ở trong cái giai đoạn chuyển thời, không thể định hình nổi mình thuộc về nơi nào. Như đang ở chốn phồn hoa bỗng dưng thấy lạc lõng, cảm giác chính mình trở về những ngày đầu trần chân đất khi thấy gì đó lạ mà quen.
0 Lời bình: