•8/25/2013 11:24:00 CH
Thường thì những gì người ta
viết về những điều mình trải qua, chiêm nghiệm ra đều có sự hấp dẫn lôi cuốn
người đọc.
Tô tem sói là một tác phẩm
rất hay của một người đã sống chung với sói nơi thảo nguyên khắc nghiệt, đưa
loài sói về đúng giá trị và sự đóng góp của nó đối với sự phát triển của nhân
loại.
Trong tác phẩm, tác giả đã mô
tả cuộc sống của bản thân về trải nghiệm của bản thân về thảo nguyên, một nơi
rất đẹp nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Nơi nào càng khắc nghiệt, nơi đó sẽ sản
sinh ra những loài vô cùng tuyệt hảo, từ dê, ngựa, sói… tạo nên một chuỗi sinh
học hoàn hảo kéo dài hàng ngàn năm với sự đấu tranh sinh tồn gay gắt không
ngừng nghỉ. Con người cũng là một mắt xích trong chuỗi sinh học đó, cũng bị bắt
phải trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, dũng mãnh hơn, tàn nhẫn hơn để có thể
tồn tại. Vì sự tôi luyện liên tục đó đã tạo nên những con người trí dũng song
toàn, chỉ một đạo quân trên lưng ngựa vài chục vạn đã làm khiếp sợ biết bao
nhiêu quốc gia, kể cả một quốc gia tự hào là có “binh pháp Tôn tử” phải chịu
khuất phục, không cần phải mưu sâu kế hiểm, không có những con người gian xảo,
nhưng đã tạo nên một đế chế rộng lớn kéo dài từ Á sang Âu.
Tất cả sự hoàn hảo trên đều do
sự tôi luyện của loài sói, vì nhờ sói mà buộc tất cả phải luôn vận động. Sói và
con người hàng ngàn năm đấu tranh giành giật với nhau về thực phẩm, không có
chỗ cho sự an nhàn ngự trị, người giết sói để bảo vệ thành quả lao động của bản
thân, nhưng khi chết lại hiến thân cho sói ăn thịt. Người thảo nguyên sợ sói,
ghét sói, nhưng cũng nể sói, kính phục sói, đã đưa sói lên làm linh vật, là tô
tem.
Nhưng cao hơn là dựa vào sói,
tác giả lý giải sự mâu thuẫn của nền văn minh du mục và văn minh nông canh,
giữa khó khăn – nhàn nhã, giữa mạnh mẽ - yếu ớt, giữa chính trực – hèn hạ, giữa
tô tem sói – rồng. Nhưng cuối cùng để lại một kết quả rằng du mục luôn thắng
nông canh vì một dân tộc chỉ biết sống trong yên bình, sung túc thì có tính
cách yếu ớt như loài cừu, sẽ bị một dân tộc khác mạnh mẽ hơn như loài sói đánh
bại.
Đâu đó trong tác phẩm, người
đọc sẽ nhận ra được nhiều sự thật thú vị về thiên nhiên, cỏ cây, loài vật, và
con người. Vì sao thảo nguyên muỗi nhiều, vì sao gọi người hèn nhát là cừu, vì
sao cuộc sống thảo nguyên phải du mục, vì sao dân du mục rất yêu thương chó
trong khi dân nông canh lại khinh thường chó, vì sao du mục thờ sói, vì sao
nông nghiệp thờ rồng, và mối liên hệ giữa tô tem sói và rồng như thế nào? Và còn
nhiều nữa… như sự thiếu hiểu biết + quyền lực có thể phá hoại lớn cỡ nào.
0 Lời bình: