•1/19/2008 05:27:00 CH
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý nhất sẽ diễn ra trên bầu trời trong năm nay, do Tạp chí tuần Night Sky của SPACE cung cấp.
1 tháng 2: Sự xuất hiện trùng hợp của sao Kim và Sao Mộc, pha 1. Đây sẽ là lần đầu tiên trong số hai lần "gặp mặt" của hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời khi đó. Nó xảy ra vào lúc gần sáng, nằm thấp ở phía đông-đông bắc và thấy rõ nhất 45 phút trước khi mặt trời mọc.
20-21 tháng 2: Nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực sẽ xảy ra vào nửa cuối đêm, thấy được trên phần lớn Bắc Mỹ, và ngắn hơn bình thường chút ít (chỉ 50 phút).
10 tháng 5: Sự che khuất của chòm sao Beehive. Mặt trăng khuyết đi qua phía trước chòm sao nổi tiếng Beehive ở vùng trời Bắc Mỹ, tạo ra một cảnh tượng đẹp trong các ống nhòm và những kính thiên văn yếu. Các thành viên của chòm sao này sẽ biến mất phía sau rìa tối của mặt trăng và xuất hiện lại sau khoảng 1 giờ ở sau rìa sáng.
21-22 tháng 5: Sao Mộc không có vệ tinh! Bất cứ ai khi rọi kính thiên văn về sao Mộc vào ngày này sẽ hầu như không thấy một số hoặc tất cả 4 vệ tinh nổi tiếng của nó. Đây là một sự kiện cực hiếm vì thông thường, khi quan sát hành tinh này, người ta luôn thấy có ít nhất 2 hoặc 3 vệ tinh đi kèm.
30 tháng 6: Sự che khuất chòm sao Pleiades, do mặt trăng gây ra.
1 tháng 8: Nhật thực toàn phần, thấy được từ vùng Siberia, Passage ở tây bắc Canada, phía tây Mông Cổ và dải cuối phía tây của Vạn lý trường thành (Trung Quốc).
11-12 tháng 8: Sao băng Perseid.
16 tháng 8: Nguyệt thực một phần. Châu Âu, châu Phi và châu Á sẽ là những nơi tốt nhất để quan sát khoảng 4/5 bề mặt mặt trăng bị bóng trái đất che phủ.
19 tháng 9: Một lần che khuất khác của Pleiades, do trăng khuyết gây ra.
1 tháng 12: Sao Kim và sao Mộc cùng xuất hiện, pha 2. Đây là lần thứ hai trong năm hai hành tinh đồng thời xuất hiện sáng nhất trên bầu trời, không lâu sau khi mặt trời lặn. Mặt trăng khuyết sẽ gia nhập bộ đôi này để tạo ra một tam giác ấn tượng, và khiến cho ngay cả những người ít khi ngước mắt lên trời cũng sẽ phải chú ý.
Theo VnE
1 tháng 2: Sự xuất hiện trùng hợp của sao Kim và Sao Mộc, pha 1. Đây sẽ là lần đầu tiên trong số hai lần "gặp mặt" của hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời khi đó. Nó xảy ra vào lúc gần sáng, nằm thấp ở phía đông-đông bắc và thấy rõ nhất 45 phút trước khi mặt trời mọc.
20-21 tháng 2: Nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực sẽ xảy ra vào nửa cuối đêm, thấy được trên phần lớn Bắc Mỹ, và ngắn hơn bình thường chút ít (chỉ 50 phút).
10 tháng 5: Sự che khuất của chòm sao Beehive. Mặt trăng khuyết đi qua phía trước chòm sao nổi tiếng Beehive ở vùng trời Bắc Mỹ, tạo ra một cảnh tượng đẹp trong các ống nhòm và những kính thiên văn yếu. Các thành viên của chòm sao này sẽ biến mất phía sau rìa tối của mặt trăng và xuất hiện lại sau khoảng 1 giờ ở sau rìa sáng.
21-22 tháng 5: Sao Mộc không có vệ tinh! Bất cứ ai khi rọi kính thiên văn về sao Mộc vào ngày này sẽ hầu như không thấy một số hoặc tất cả 4 vệ tinh nổi tiếng của nó. Đây là một sự kiện cực hiếm vì thông thường, khi quan sát hành tinh này, người ta luôn thấy có ít nhất 2 hoặc 3 vệ tinh đi kèm.
30 tháng 6: Sự che khuất chòm sao Pleiades, do mặt trăng gây ra.
1 tháng 8: Nhật thực toàn phần, thấy được từ vùng Siberia, Passage ở tây bắc Canada, phía tây Mông Cổ và dải cuối phía tây của Vạn lý trường thành (Trung Quốc).
11-12 tháng 8: Sao băng Perseid.
16 tháng 8: Nguyệt thực một phần. Châu Âu, châu Phi và châu Á sẽ là những nơi tốt nhất để quan sát khoảng 4/5 bề mặt mặt trăng bị bóng trái đất che phủ.
19 tháng 9: Một lần che khuất khác của Pleiades, do trăng khuyết gây ra.
1 tháng 12: Sao Kim và sao Mộc cùng xuất hiện, pha 2. Đây là lần thứ hai trong năm hai hành tinh đồng thời xuất hiện sáng nhất trên bầu trời, không lâu sau khi mặt trời lặn. Mặt trăng khuyết sẽ gia nhập bộ đôi này để tạo ra một tam giác ấn tượng, và khiến cho ngay cả những người ít khi ngước mắt lên trời cũng sẽ phải chú ý.
Theo VnE
0 Lời bình: