•3/30/2023 10:00:00 CH
Mình theo dõi trang Facebook Nghệ, nơi đây tác giả viết và diễn giải những bài rất hay, tuy có bài mình chưa cảm được.
Nhưng bài này thì đọc thấy rất hay, trước đây nghe bạn bè hay ai than vãn vì công việc không như theo như ý mình thì vẫn hay suy nghĩ "nếu muốn thì làm được hết, bỏ qua hết được mọi trở ngại"; từ khi đọc bài này xong đúng là chuyển đổi hẳn sang suy nghĩ theo một cách khác, cảm thông hơn với mọi người.
Tuần rồi, thằng bạn thân của tôi ở Sài gòn có chạy qua thăm một người Bác, hơn 92 tuổi rồi, Bác là một nghệ nhân làm giày thủ công, theo nghiệp này từ trẻ, chắc hơn 75 năm tuổi nghề. Ai trong giới ăn mặc chắc sẽ biết Bác.
Thằng bạn tôi kể, năm nào qua thăm Bác thì Bác cũng chúc nó những câu khác nhau không trùng, nhưng có một câu năm nào cũng lặp lại, đó là “con hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do”
thật ra, câu này nó lẩn quẩn trong đầu tôi hơn cả chục năm nay, lâu lâu nó vẫn hiện lên, lại khiến tôi dừng lại một tý để quan sát xem, liệu mình đã sống và làm việc thực sự tự do và thảnh thơi hay chưa.
sự thật, tự do và thảnh thơi là những ‘cảm thọ’ bên trong mỗi người, mang tính chất cá nhân nên rất tương đối.
nên cũng khó nói, anh em phải về quê nuôi cá và trồng thêm rau, xa rời cuộc sống bộn bề bon chen ở thành phố thì anh em mới tự do và thảnh thơi được,
nói về chuyện về quê hay lên núi sống cho thảnh thơi, nếu trong 10,000 ca muốn làm thì chắc chưa tới 4-5 ca làm được thế,
anh em hay bảo, quyết tâm thì sẽ làm được hết,
không hẳn đâu,
tôi có vài người em, tụi nó nhận thức về việc này rất rõ, nhưng phía sau nó, người thì có Mẹ bị đột quỵ cần rất nhiều tiền chạy chữa, người thì có con bị thiểu năng từ nhỏ… tụi nó cũng muốn làm điều nó thích chứ, làm vì tự do, nhưng vì tình thương vẫn lớn hơn tự do đó nên tụi nó vẫn đang làm những việc-không-phải-là-đam-mê nhưng đổi lại là đủ chi phí lo cho gia đình.
tôi nghĩ đa phần chúng ta rơi vào trường hợp này nhiều, vì gia đình luôn là biến số quan trọng.
tìm được đam mê của mình là một cái phước,
đủ tài năng và năng lực làm được cái đam mê đó là cái phước thứ 2,
nhu cầu xã hội chịu trả tiền cho cái sản phẩm anh em làm ra là cái phước thứ 3,
cái phước cuối cùng nữa, đó là gia đình anh em có ủng hộ hết mình để anh em theo cái nghiệp đó hay không, dù có thể, tiền thu lại rất ba cọc ba đồng.
người đủ 4 cái phước đó, không nhiều,
nói đúng, nhân quả của họ phải tốt lắm, thì game đời của họ mới diễn ra theo một kịch bản như thế, chứ đa phần thì đến cái gạch đầu dòng đầu tiên, xác định mình muốn gì và mạnh cái gì thì đã lan man vô cùng rồi.
nhiều người biết đam mê của mình chứ, cũng cố gắng làm, nhưng trách nhiệm trên vai họ nhiều quá, nói đúng, nợ đời còn nhiều thì sao mà thảnh thơi được.
nên nói gì nói, làm gì ở đời,
phước nó chi phối gần hết,
thông minh, tài năng, đầu óc sáng, được gặp Thiện tri thức, gặp đúng Thầy và quý nhân dẫn dắt, tất cả đều do phước dẫn dắt cả.
phước tạo nhiều cái nền móng để người đó sáng hơn,
đầu sáng hơn thì họ lại bồi thêm cái ngân hàng phước nó dày thêm nữa,
hiểu đến đây,
thì anh em sẽ bớt bực dọc, bớt ức chế hơn, vì nếu dù cố gắng rất nhiều trong game đời này rồi, mà mãi không ra quả ngọt thì do phước anh em trong chuyện đó nó chưa đủ chín,
kiểu như trồng cái cây,
phía anh em thì đã nhiệt tâm chăm sóc tưới nước bón phân,
nhưng việc mưa nắng gió không khí, nó ngoài tầm của anh em,
ở đời, anh em nào hiểu cơ chế phước và tuệ vận hành… thì lòng anh em sẽ nhẹ nhõm và thảnh thơi hơn khá nhiều vì do tuệ anh em đã tăng.
nên cái câu, hãy làm việc trong sự tự do và thảnh thơi, nó có 2 cấp độ,
cấp độ 1, nếu anh em được làm cái anh em thích, cái anh em đam mê, cũng đủ tiền, gia đình cũng ủng hộ và đồng lòng ’biết đủ’ với nhau, thì đó là cái phước cho anh em và cả gia đình luôn,
còn cấp độ 2, làm cái gì thích hay không thích, không thực sự quan trọng nữa,
thật ra, khi quan sát sâu, thích, hay tự do, hay thảnh thơi, nó thuộc về tâm trí của riêng người đó,
trước tôi có biên,
có người vẫn thảnh thơi trong nhà tù,
nhưng có người lại bị chôn tù trong chính nhà mình,
tự do và thảnh thơi, không nhất thiết phải là ‘thuận cảnh’…
dù trong nghịch cảnh với rất nhiều ràng buộc, mà anh em vẫn nhiệt tâm làm cho đàng hoàng, cho tử tế, dù việc đó không phải đam mê đi nữa, vẫn làm tới nơi tới chốn thì sự thảnh thơi và tự do vẫn hiện diện ra.
nên ở đời,
thay vì cứ cố chạy theo đam mê, hay cố tìm câu trả lời ‘rút cuộc mình đến cuộc đời này để làm gì…’
thì hãy tập trung cái trước mắt cho đàng hoàng tử tế vào,
có đang rửa chén thì rửa cho sạch,
có đang quét nhà thì quét cho tới,
vì khi mình đàng hoàng với cái nhỏ, với cái ngay trước mắt thì phước anh em nó sẽ tự tăng dần… duyên đủ, điều kiện đủ, thì cái thuận cảnh nó sẽ trổ ra nhiều hơn thôi.
nên cái tự do đích thực nhất, chính là tự do ngay trong chính những ràng buộc đang có, chứ không phải cố thay đổi cảnh mới, người mới, để tâm mình thấy thảnh thơi hơn.
vì sự thật, chúng ta không thể chạy trốn mãi, để đi kiếm cái cảnh, kiếm con người, phù hợp hoàn toàn với chúng ta.
Nhưng bài này thì đọc thấy rất hay, trước đây nghe bạn bè hay ai than vãn vì công việc không như theo như ý mình thì vẫn hay suy nghĩ "nếu muốn thì làm được hết, bỏ qua hết được mọi trở ngại"; từ khi đọc bài này xong đúng là chuyển đổi hẳn sang suy nghĩ theo một cách khác, cảm thông hơn với mọi người.
Tuần rồi, thằng bạn thân của tôi ở Sài gòn có chạy qua thăm một người Bác, hơn 92 tuổi rồi, Bác là một nghệ nhân làm giày thủ công, theo nghiệp này từ trẻ, chắc hơn 75 năm tuổi nghề. Ai trong giới ăn mặc chắc sẽ biết Bác.
Thằng bạn tôi kể, năm nào qua thăm Bác thì Bác cũng chúc nó những câu khác nhau không trùng, nhưng có một câu năm nào cũng lặp lại, đó là “con hãy làm việc vì sự thảnh thơi và tự do”
thật ra, câu này nó lẩn quẩn trong đầu tôi hơn cả chục năm nay, lâu lâu nó vẫn hiện lên, lại khiến tôi dừng lại một tý để quan sát xem, liệu mình đã sống và làm việc thực sự tự do và thảnh thơi hay chưa.
sự thật, tự do và thảnh thơi là những ‘cảm thọ’ bên trong mỗi người, mang tính chất cá nhân nên rất tương đối.
nên cũng khó nói, anh em phải về quê nuôi cá và trồng thêm rau, xa rời cuộc sống bộn bề bon chen ở thành phố thì anh em mới tự do và thảnh thơi được,
nói về chuyện về quê hay lên núi sống cho thảnh thơi, nếu trong 10,000 ca muốn làm thì chắc chưa tới 4-5 ca làm được thế,
anh em hay bảo, quyết tâm thì sẽ làm được hết,
không hẳn đâu,
tôi có vài người em, tụi nó nhận thức về việc này rất rõ, nhưng phía sau nó, người thì có Mẹ bị đột quỵ cần rất nhiều tiền chạy chữa, người thì có con bị thiểu năng từ nhỏ… tụi nó cũng muốn làm điều nó thích chứ, làm vì tự do, nhưng vì tình thương vẫn lớn hơn tự do đó nên tụi nó vẫn đang làm những việc-không-phải-là-đam-mê nhưng đổi lại là đủ chi phí lo cho gia đình.
tôi nghĩ đa phần chúng ta rơi vào trường hợp này nhiều, vì gia đình luôn là biến số quan trọng.
tìm được đam mê của mình là một cái phước,
đủ tài năng và năng lực làm được cái đam mê đó là cái phước thứ 2,
nhu cầu xã hội chịu trả tiền cho cái sản phẩm anh em làm ra là cái phước thứ 3,
cái phước cuối cùng nữa, đó là gia đình anh em có ủng hộ hết mình để anh em theo cái nghiệp đó hay không, dù có thể, tiền thu lại rất ba cọc ba đồng.
người đủ 4 cái phước đó, không nhiều,
nói đúng, nhân quả của họ phải tốt lắm, thì game đời của họ mới diễn ra theo một kịch bản như thế, chứ đa phần thì đến cái gạch đầu dòng đầu tiên, xác định mình muốn gì và mạnh cái gì thì đã lan man vô cùng rồi.
nhiều người biết đam mê của mình chứ, cũng cố gắng làm, nhưng trách nhiệm trên vai họ nhiều quá, nói đúng, nợ đời còn nhiều thì sao mà thảnh thơi được.
nên nói gì nói, làm gì ở đời,
phước nó chi phối gần hết,
thông minh, tài năng, đầu óc sáng, được gặp Thiện tri thức, gặp đúng Thầy và quý nhân dẫn dắt, tất cả đều do phước dẫn dắt cả.
phước tạo nhiều cái nền móng để người đó sáng hơn,
đầu sáng hơn thì họ lại bồi thêm cái ngân hàng phước nó dày thêm nữa,
hiểu đến đây,
thì anh em sẽ bớt bực dọc, bớt ức chế hơn, vì nếu dù cố gắng rất nhiều trong game đời này rồi, mà mãi không ra quả ngọt thì do phước anh em trong chuyện đó nó chưa đủ chín,
kiểu như trồng cái cây,
phía anh em thì đã nhiệt tâm chăm sóc tưới nước bón phân,
nhưng việc mưa nắng gió không khí, nó ngoài tầm của anh em,
ở đời, anh em nào hiểu cơ chế phước và tuệ vận hành… thì lòng anh em sẽ nhẹ nhõm và thảnh thơi hơn khá nhiều vì do tuệ anh em đã tăng.
nên cái câu, hãy làm việc trong sự tự do và thảnh thơi, nó có 2 cấp độ,
cấp độ 1, nếu anh em được làm cái anh em thích, cái anh em đam mê, cũng đủ tiền, gia đình cũng ủng hộ và đồng lòng ’biết đủ’ với nhau, thì đó là cái phước cho anh em và cả gia đình luôn,
còn cấp độ 2, làm cái gì thích hay không thích, không thực sự quan trọng nữa,
thật ra, khi quan sát sâu, thích, hay tự do, hay thảnh thơi, nó thuộc về tâm trí của riêng người đó,
trước tôi có biên,
có người vẫn thảnh thơi trong nhà tù,
nhưng có người lại bị chôn tù trong chính nhà mình,
tự do và thảnh thơi, không nhất thiết phải là ‘thuận cảnh’…
dù trong nghịch cảnh với rất nhiều ràng buộc, mà anh em vẫn nhiệt tâm làm cho đàng hoàng, cho tử tế, dù việc đó không phải đam mê đi nữa, vẫn làm tới nơi tới chốn thì sự thảnh thơi và tự do vẫn hiện diện ra.
nên ở đời,
thay vì cứ cố chạy theo đam mê, hay cố tìm câu trả lời ‘rút cuộc mình đến cuộc đời này để làm gì…’
thì hãy tập trung cái trước mắt cho đàng hoàng tử tế vào,
có đang rửa chén thì rửa cho sạch,
có đang quét nhà thì quét cho tới,
vì khi mình đàng hoàng với cái nhỏ, với cái ngay trước mắt thì phước anh em nó sẽ tự tăng dần… duyên đủ, điều kiện đủ, thì cái thuận cảnh nó sẽ trổ ra nhiều hơn thôi.
nên cái tự do đích thực nhất, chính là tự do ngay trong chính những ràng buộc đang có, chứ không phải cố thay đổi cảnh mới, người mới, để tâm mình thấy thảnh thơi hơn.
vì sự thật, chúng ta không thể chạy trốn mãi, để đi kiếm cái cảnh, kiếm con người, phù hợp hoàn toàn với chúng ta.
Suy ngẫm
|
0 Lời bình: