Author: Lorian Mr
•6/16/2013 11:44:00 CH


Ai cũng từng trải qua một thời học sinh. Cái thời mà còn lo ăn và học và cũng đầy những suy nghĩ, đặc biệt là đủ trò quậy phá.

Ta sống trong không khí của những năm cắp sách tới trường. Đầy đủ những trò vui.

Ở trong đó, “trường học là nơi dạy học sinh trở thành người có văn hóa”, “các em đi học để trở thành một người có văn hóa và tri thức, biết phân biệt những điều đúng sai đang xảy ra trong cuộc sống”. Nhưng “đi học mà chỉ biết học không thì cũng chẳng hay vì thời gian học trung học là thời gian mà mình có bạn bè, và mình ước mơ mình trở thành cái gì trong tương lai”, dễ làm người đọc liên tưởng đến chất lượng học sinh hiện tại.

Ở trong đó, trường học là nơi sinh ra đủ thứ từ ngữ mà giới học sinh tự chế ra, để khẳng định phong cách riêng của mình, đúng là “tàn chi quái đao”. Hoặc cải biên những từ khác như “rô bi nê và du đi dép”. Hoành tráng hơn là tìm cách chọc thầy như ngồi trước mặt thầy thể dục nhai me chua khi thầy đang… thổi còi. Nhưng vẫn luôn ánh lên nét rạng ngời về tình thầy trò thiêng liêng khi thầy đứng ra bảo vệ học trò trước những côn đồ ở ngoài xã hội. Học trò khi ra đời vẫn luôn nhớ ơn về người thầy cũ…

Ở trong đó, lớp học là nơi chia ra những thành phần học giỏi, thể thao giỏi, âm nhạc giỏi, và… luôn có 1 xóm nhà lá quậy phá “tàn chi quái đao”, nghịch ngợm không ai bằng, và nhiều thằng nhóc nhìn vào đó mà ngưỡng mộ vì trông tụi nó thật “chì”, thật “gồ ghề”.

Trong đó, mỗi hoàn cảnh con người đều khác nhau, nhưng cách phấn đấu đều có một điểm gì đó chung. Một người cố thi đậu vào trường chỉ vì muốn xứng đáng với cô bé hàng xóm mà mình để ý, mỗi ngày đều đợi cô bé đi qua để gào rống với cây đàn guitar. Một cậu thì vì muốn tán cô bé bán bánh mì mà gồng mình mỗi ngày mua 1 ổ với những câu lãng mạn, lãng xẹt như “chung thủy với món ăn thì có nghĩa là chung thủy với tình yêu”.

Và hơn nữa, nó còn mang đến cho người đọc những điều thiện, lẽ phải từ những mẩu chuyện nhỏ nhẹ nhàng về những nhân vật trong truyện.

Tất cả… hòa quyện vào tạo nên một tác phẩm “mùa hè năm Petrus”, như một cuốn sách kỷ niệm không phải của mình tác giả, mà là thời học sinh của mỗi người.
This entry was posted on 6/16/2013 11:44:00 CH and is filed under , . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Lời bình: