•10/31/2012 04:40:00 CH
"Phôi pha" là
tên một nhạc phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS). Nhạc
phẩm tả lại tâm tình của một người nhớ man mác về quá khứ với một người
tình đã mờ nhạt trong trí ức, cũng như những chiêm nghiệm về thân phận
con người trước sự hữu hạn của một kiếp sống. Về phần lời nhạc, những ý
tưởng ngổn ngang về kiếp người được TCS khéo léo đưa vào để làm tăng
thêm sức quyến rũ của giai điệu, vì vậy mục đích của tiểu luận này là để
phân tích cấu trúc của bản nhạc nhằm hiểu rõ hơn nghệ thuật sáng tác
nhạc của TCS. Xin nói ngay, người viết không được học qua nhạc lý trong
một hệ thống đào tạo chính thức nào, chỉ tự học qua một vài quyển sách
dạy cách sáng tác một bản nhạc mà thôi. Lý do chính của người viết là
muốn qua việc thử phân tích thấu đáo một bản nhạc của TCS sẽ làm tan đi
phần nào một quan niệm của người thưởng ngoạn là TCS có một nhạc thuật
hạn chế và dễ dãi.
"Phôi Pha" được viết căn bản với cấu trúc AABA, nhưng các đoạn A cũng không giống nhau, và B thì không hẳn là một điệp khúc, mà có tác dụng như một đoạn chuyển tiếp để trở lại đoạn A trước khi kết thúc bài hát. Ta sẽ đặt tên cho cấu trúc này là A A' B A''. Sau đây là phân tích từng đoạn.
"Phôi Pha" được viết căn bản với cấu trúc AABA, nhưng các đoạn A cũng không giống nhau, và B thì không hẳn là một điệp khúc, mà có tác dụng như một đoạn chuyển tiếp để trở lại đoạn A trước khi kết thúc bài hát. Ta sẽ đặt tên cho cấu trúc này là A A' B A''. Sau đây là phân tích từng đoạn.