•5/08/2008 11:24:00 CH
Lớn lên cùng Internet, ăn Internet, ngủ Internet, thế hệ người dùng sinh sau năm 1993 có cả một bể thông tin vô tận nơi đầu ngón tay, nhưng họ lại không biết cách "hấp thụ" và sử dụng chúng sao cho khoa học nhất.
Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được.
Không cứ 9x, mà ngay cả những thế hệ lớn tuổi hơn - bao gồm cả giới giáo sư, giảng viên... cũng bị ảnh hưởng bởi việc có quá nhiều thông tin một cách dễ dàng.
"Mọi người đã hình thành một thói quen "tiêu hóa" thông tin kiểu mỳ ăn liền, chỉ nhìn chúng trên bề mặt mà thiếu đi sự đào xới bề sâu", tác giả công trình nghiên cứu cho biết.
Mục đích của cuộc nghiên cứu là tìm hiểu cách thức nghiên cứu của con người trong kỷ nguyên số. Tốc độ chóng vánh của tìm kiếm Web đã khiến cho người dùng dành ít thời gian hơn cho việc đánh giá và "định giá" thông tin liên quan, độ chính xác cũng như tính hợp pháp của chúng.
Giới trẻ cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát triển một "chiến lược tìm kiếm hiệu quả". Hệ quả là chúng chỉ biết sử dụng từ khóa tìm kiếm một cách tự nhiên, theo bản năng, thay vì phân tích xem từ khóa nào là liên quan nhất, "đắt" nhất.
Bệnh "ăn sẵn"
Mỗi khi công cụ tìm kiếm cho ra một danh sách dài các kết quả, giới trẻ lập tức tiến hành lệnh in mà thậm chí chẳng buồn liếc qua nội dung tài liệu lấy một lần.
Đấy là bởi vì chúng đã không hiểu được rằng: Internet là một mạng lưới các tài nguyên kiến thức, được cung cấp từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Chính vì những công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo sử dụng quá đơn giản, lại quá quen thuộc, nên giới trẻ có xu hướng dựa dẫm vào những công cụ này hơn là tìm đến các website bách khoa toàn thư hoặc thư viện.
"Lười đọc là căn bệnh kinh niên của thế hệ Google. Không ai chịu bỏ thời gian để đọc nguyên văn tài liệu, họ chỉ đọc lướt qua vài dòng trích đoạn mà thôi", bản báo cáo cho biết.
Liên quan đến vấn đề bản quyền, cả người dùng trưởng thành lẫn U15 đều hiểu khá rõ những quy định cơ bản của sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giới trẻ cảm thấy các biện pháp bảo vệ bản quyền là "không công bằng và khó chịu".
"Giới trẻ cần được đào tạo nhiều hơn về kỹ năng tìm kiếm, sàng lọc và phân tích thông tin để đáp ứng nhu cầu của cấp học cao hơn", Trường Đại học London kết luận.
Trọng Cầm (Theo Infoworld)
Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được.
Không cứ 9x, mà ngay cả những thế hệ lớn tuổi hơn - bao gồm cả giới giáo sư, giảng viên... cũng bị ảnh hưởng bởi việc có quá nhiều thông tin một cách dễ dàng.
"Mọi người đã hình thành một thói quen "tiêu hóa" thông tin kiểu mỳ ăn liền, chỉ nhìn chúng trên bề mặt mà thiếu đi sự đào xới bề sâu", tác giả công trình nghiên cứu cho biết.
Mục đích của cuộc nghiên cứu là tìm hiểu cách thức nghiên cứu của con người trong kỷ nguyên số. Tốc độ chóng vánh của tìm kiếm Web đã khiến cho người dùng dành ít thời gian hơn cho việc đánh giá và "định giá" thông tin liên quan, độ chính xác cũng như tính hợp pháp của chúng.
Giới trẻ cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát triển một "chiến lược tìm kiếm hiệu quả". Hệ quả là chúng chỉ biết sử dụng từ khóa tìm kiếm một cách tự nhiên, theo bản năng, thay vì phân tích xem từ khóa nào là liên quan nhất, "đắt" nhất.
Bệnh "ăn sẵn"
Mỗi khi công cụ tìm kiếm cho ra một danh sách dài các kết quả, giới trẻ lập tức tiến hành lệnh in mà thậm chí chẳng buồn liếc qua nội dung tài liệu lấy một lần.
Đấy là bởi vì chúng đã không hiểu được rằng: Internet là một mạng lưới các tài nguyên kiến thức, được cung cấp từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Chính vì những công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo sử dụng quá đơn giản, lại quá quen thuộc, nên giới trẻ có xu hướng dựa dẫm vào những công cụ này hơn là tìm đến các website bách khoa toàn thư hoặc thư viện.
"Lười đọc là căn bệnh kinh niên của thế hệ Google. Không ai chịu bỏ thời gian để đọc nguyên văn tài liệu, họ chỉ đọc lướt qua vài dòng trích đoạn mà thôi", bản báo cáo cho biết.
Liên quan đến vấn đề bản quyền, cả người dùng trưởng thành lẫn U15 đều hiểu khá rõ những quy định cơ bản của sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giới trẻ cảm thấy các biện pháp bảo vệ bản quyền là "không công bằng và khó chịu".
"Giới trẻ cần được đào tạo nhiều hơn về kỹ năng tìm kiếm, sàng lọc và phân tích thông tin để đáp ứng nhu cầu của cấp học cao hơn", Trường Đại học London kết luận.
Trọng Cầm (Theo Infoworld)
1 Lời bình:
Là một kiến thức khổng lồ. Ta dễ bị bội thực, nên ta phải lọc ra để tiêu hoá.
Nhưng tiếp cận với thông tin dễ vậy, ta cũng dễ giải trong việc nhìn nhận một vấn đề lắm.
Càng tiện nghi, con người càng lười biếng là vậy.