•5/17/2017 09:49:00 CH
Thời gian qua, lương y Nguyễn Đình Khánh được nhiều người dân Đà Nẵng nhắc đến như là vị cứu tinh của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Ông đã giúp nhiều cặp vợ chồng có con sau khoảng thời gian dài mong ngóng.
Những ngày đầu năm, hẹn gặp lương y chữa hiếm muộn Nguyễn Đình Khánh (SN 1954, 135 đường Phan Thanh) để phỏng vấn viết bài. Ông Khánh ngại ngần: “Làm nghề này thì phải giúp đỡ người khác chứ có gì đâu. Cuộc đời tôi cũng như những người khác, không có gì để lên báo đâu”.
Ông sinh ra trong một gia đình làm nông tại huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Thuở còn nhỏ, một lần theo cha đến gia đình bác họ, ông bất ngờ và tỏ ra thích thú khi người này làm nghề y đang thăm khám cho nhiều bệnh nhân. Từ đó, ông nuôi ý định sau này lớn lên sẽ trở thành một lương y giúp đời.
Dù gia đình khó khăn, cha mẹ vẫn cố gắng cho ông được đến trường. Không muốn bậc sinh thành buồn, ông dành hết thời gian cho việc học tập và luôn là một trong những học sinh thuộc top đầu của lớp.
Năm đệ tam (tương đương lớp 10) ông đến một tiệm sách cũ và bất ngờ gặp bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biên soạn. Đây là bộ sách cơ bản về ngành y thời bấy giờ. Như bắt được vàng, ông mang về ngấu nghiến đọc và trở thành cuốn sách gối đầu giường của mình.
Nhờ bộ sách này, ông biết đến nhiều loại cây thuốc quý có trong dân gian. Ngoài ra, ông cũng thuộc nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản. Càng đọc, ông càng cảm thấy ham thích và càng hun đúc mong ước từ nhỏ của mình. Với mong muốn “tìm sâu hiểu kĩ” các vị thuốc, bài thuốc nam, ông đi khá nhiều nơi để tầm sư học đạo. Ông nhớ nhất là năm 1972, khi đến chùa Tân Long Hưng (TP HCM) được các vị sư ở đây cho mượn hai cuốn sách quý về phòng trọ để chép tay. Cứ thế, ông tự học từ các bậc tiền bối, sách vở và trở thành một lương y sở hữu nhiều bài thuốc quý từ lúc nào không hay.
Khi hỏi về các bài thuốc, ông nói hăng say. Ông nhắc nhiều đến hai bài thuốc chữa vô sinh là “Thiểu phúc trục ứ thang” dành cho nữ và bài thuốc bổ thận tăng tinh trùng cho nam. Đây là hai bài thuốc ông vô tình học được của các bậc tiền bối. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận, ông nghiên cứu kĩ hơn, đưa ra các kết luận mang tính “kim chỉ nan” dành cho mình. Tùy vào thể trạng, tính chất của từng người mà ông gia giảm các vị thuốc theo lượng khác nhau cho phù hợp.
Ông cho biết thêm, thời hiện đại, có quá nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Do đó, số lượng bệnh nhân hiếm muộn tìm đến ông cũng tăng lên theo thời gian. Tùy vào “vướng mắc” của vợ hay chồng mà ông có phương hướng riêng chữa cho họ. Tuy nhiên, chuyện sinh con đẻ cái là phụ thuộc vào cả nam lẫn nữ nên thông thường ông sẽ chữa bệnh cho người này và bốc thuốc hỗ trợ cho người còn lại.
Mặc dù được nhiều người thừa nhận hai bài thuốc này rất hiệu quả nhưng ông Khánh thẳng thắn khẳng định: “Chúng không phải là thuốc tiên nên không thể chữa hết bệnh hiếm muộn cho tất cả mọi đối tượng. Trong quá trình thăm khám, nếu tôi nhận thấy, mình không thể chữa bệnh cho bệnh nhân thì quyết từ chối chứ không muốn họ thất vọng vì quá hy vọng”.
Trong quá trình trò chuyện, ông Khánh không ngại ngần cung cấp danh sách các bệnh nhân đã được mình chữa trị để đối chứng. Thông qua danh sách này, người viết tìm đến gia đình anh Lê Văn Dũng (46 tuổi, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê). Anh Dũng kể, thông qua tìm hiểu, anh và vợ tiến đến hôn nhân. Mặc dù “thả cửa” nhưng vợ anh vẫn không thể mang thai thai.
Lo lắng, hai vợ chồng dắt díu nhau đến nhiều bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Bất kể ở đâu, anh cũng đều nhận được kết luận, vợ chồng mình thuộc diện hiếm muộn, khó có con. Anh dồn tiền, đưa vợ sang cả Thái Lan chữa trị. Số tiền rất lớn đã “ra đi” nhưng niềm ao ước có một đứa con để bế bồng vẫn không trở thành hiện thực.
Năm 2009, thông qua một người bạn, anh Dũng tìm đến ông Khánh. Sau khi khám, ông Khánh cho biết, không dám khẳng định sẽ chữa được bệnh cho vợ chồng anh. Mặc dù vậy, “còn nước, còn tác” vợ chồng anh vẫn nuôi hy vọng.
Sau khi uống 5 thang thuốc, vợ anh Dũng vẫn không có dấu hiệu gì khác thường. Lúc này, ông Khánh khuyên: “Chữa bệnh hiếm muộn là phải kiên trì, không thể nóng vội được”. Thêm 5 thang thuốc nữa được bốc. Lần này, niềm vui đã mỉm cười khi vợ anh cấn thai và sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh.
Đến nay, con trai đã lên 6 tuổi, sức khỏe ổn định. Hàng ngày, anh làm thợ máy, còn vợ làm công nhân. Dù thu nhập không cao nhưng vun vén vẫn đủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc. “Những lần trước, vợ chồng tôi tiêu tốn cả trăm triệu đồng nhưng không có kết quả. Trong khi đó, thầy Khánh bán thuốc chưa tròn 1 triệu đồng thì vợ tôi lại mang thai. Tôi mang ơn thầy ấy lắm!”, anh cười tươi nói.
Đặc biệt hơn, trong quá trình trò chuyện, anh Dũng còn cho biết thêm, em gái ruột của mình cũng đã “mang lại niềm vui”. Em gái anh là chị Lê Thị Thanh Bình, lấy chồng tại TP HCM. Sau một khoảng thời gian kết hôn vẫn không mang thai nên đến một bệnh viện lớn khám. Bác sĩ cho biết, chị rơi vào trường hợp hiếm muộn.
Chị đi nhiều nơi chữa trị, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng niềm mong ước vẫn không thành hiện thực. Hơn 4 năm trước, một lần về quê thăm nhà, chị Bình tâm sự nỗi buồn của mình với anh trai. Sau đó, anh Dũng dẫn chị đến thăm thầy Khánh. Sau ba tháng uống thuốc, chị Bình đã cấn thai và sinh hạ một cậu con trai. Đến nay, con chị đã tròn 3 tuổi.
Đại diện hội Đông Y thành phố Đà Nẵng cho biết, từ năm 2012, ông Khánh giữ chức Chủ tịch hội Đông y quận Thanh Khê. Ông là một thầy thuốc giỏi, có nhiều cống hiến cho nền phát triển đông y của thành phố. Với tài năng của mình, ông đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người và nhận được khá nhiều bằng khen, kỷ niệm chương của Hội đông y thành phố, Ban chấp hành trung ương Đảng hội Đông y Việt Nam…
Thông tin xin liên hệ: Lương y Nguyễn Đình Khánh
ĐT:0914056246
Địa chỉ: 135 đường Phan Thanh, TP Đà Nẵng.
yeudanang.com
Những ngày đầu năm, hẹn gặp lương y chữa hiếm muộn Nguyễn Đình Khánh (SN 1954, 135 đường Phan Thanh) để phỏng vấn viết bài. Ông Khánh ngại ngần: “Làm nghề này thì phải giúp đỡ người khác chứ có gì đâu. Cuộc đời tôi cũng như những người khác, không có gì để lên báo đâu”.
Ông sinh ra trong một gia đình làm nông tại huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Thuở còn nhỏ, một lần theo cha đến gia đình bác họ, ông bất ngờ và tỏ ra thích thú khi người này làm nghề y đang thăm khám cho nhiều bệnh nhân. Từ đó, ông nuôi ý định sau này lớn lên sẽ trở thành một lương y giúp đời.
Dù gia đình khó khăn, cha mẹ vẫn cố gắng cho ông được đến trường. Không muốn bậc sinh thành buồn, ông dành hết thời gian cho việc học tập và luôn là một trong những học sinh thuộc top đầu của lớp.
Năm đệ tam (tương đương lớp 10) ông đến một tiệm sách cũ và bất ngờ gặp bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biên soạn. Đây là bộ sách cơ bản về ngành y thời bấy giờ. Như bắt được vàng, ông mang về ngấu nghiến đọc và trở thành cuốn sách gối đầu giường của mình.
Nhờ bộ sách này, ông biết đến nhiều loại cây thuốc quý có trong dân gian. Ngoài ra, ông cũng thuộc nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản. Càng đọc, ông càng cảm thấy ham thích và càng hun đúc mong ước từ nhỏ của mình. Với mong muốn “tìm sâu hiểu kĩ” các vị thuốc, bài thuốc nam, ông đi khá nhiều nơi để tầm sư học đạo. Ông nhớ nhất là năm 1972, khi đến chùa Tân Long Hưng (TP HCM) được các vị sư ở đây cho mượn hai cuốn sách quý về phòng trọ để chép tay. Cứ thế, ông tự học từ các bậc tiền bối, sách vở và trở thành một lương y sở hữu nhiều bài thuốc quý từ lúc nào không hay.
Khi hỏi về các bài thuốc, ông nói hăng say. Ông nhắc nhiều đến hai bài thuốc chữa vô sinh là “Thiểu phúc trục ứ thang” dành cho nữ và bài thuốc bổ thận tăng tinh trùng cho nam. Đây là hai bài thuốc ông vô tình học được của các bậc tiền bối. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận, ông nghiên cứu kĩ hơn, đưa ra các kết luận mang tính “kim chỉ nan” dành cho mình. Tùy vào thể trạng, tính chất của từng người mà ông gia giảm các vị thuốc theo lượng khác nhau cho phù hợp.
Ông cho biết thêm, thời hiện đại, có quá nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng. Do đó, số lượng bệnh nhân hiếm muộn tìm đến ông cũng tăng lên theo thời gian. Tùy vào “vướng mắc” của vợ hay chồng mà ông có phương hướng riêng chữa cho họ. Tuy nhiên, chuyện sinh con đẻ cái là phụ thuộc vào cả nam lẫn nữ nên thông thường ông sẽ chữa bệnh cho người này và bốc thuốc hỗ trợ cho người còn lại.
Mặc dù được nhiều người thừa nhận hai bài thuốc này rất hiệu quả nhưng ông Khánh thẳng thắn khẳng định: “Chúng không phải là thuốc tiên nên không thể chữa hết bệnh hiếm muộn cho tất cả mọi đối tượng. Trong quá trình thăm khám, nếu tôi nhận thấy, mình không thể chữa bệnh cho bệnh nhân thì quyết từ chối chứ không muốn họ thất vọng vì quá hy vọng”.
Trong quá trình trò chuyện, ông Khánh không ngại ngần cung cấp danh sách các bệnh nhân đã được mình chữa trị để đối chứng. Thông qua danh sách này, người viết tìm đến gia đình anh Lê Văn Dũng (46 tuổi, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê). Anh Dũng kể, thông qua tìm hiểu, anh và vợ tiến đến hôn nhân. Mặc dù “thả cửa” nhưng vợ anh vẫn không thể mang thai thai.
Lo lắng, hai vợ chồng dắt díu nhau đến nhiều bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Bất kể ở đâu, anh cũng đều nhận được kết luận, vợ chồng mình thuộc diện hiếm muộn, khó có con. Anh dồn tiền, đưa vợ sang cả Thái Lan chữa trị. Số tiền rất lớn đã “ra đi” nhưng niềm ao ước có một đứa con để bế bồng vẫn không trở thành hiện thực.
Năm 2009, thông qua một người bạn, anh Dũng tìm đến ông Khánh. Sau khi khám, ông Khánh cho biết, không dám khẳng định sẽ chữa được bệnh cho vợ chồng anh. Mặc dù vậy, “còn nước, còn tác” vợ chồng anh vẫn nuôi hy vọng.
Sau khi uống 5 thang thuốc, vợ anh Dũng vẫn không có dấu hiệu gì khác thường. Lúc này, ông Khánh khuyên: “Chữa bệnh hiếm muộn là phải kiên trì, không thể nóng vội được”. Thêm 5 thang thuốc nữa được bốc. Lần này, niềm vui đã mỉm cười khi vợ anh cấn thai và sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh.
Đến nay, con trai đã lên 6 tuổi, sức khỏe ổn định. Hàng ngày, anh làm thợ máy, còn vợ làm công nhân. Dù thu nhập không cao nhưng vun vén vẫn đủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc. “Những lần trước, vợ chồng tôi tiêu tốn cả trăm triệu đồng nhưng không có kết quả. Trong khi đó, thầy Khánh bán thuốc chưa tròn 1 triệu đồng thì vợ tôi lại mang thai. Tôi mang ơn thầy ấy lắm!”, anh cười tươi nói.
Đặc biệt hơn, trong quá trình trò chuyện, anh Dũng còn cho biết thêm, em gái ruột của mình cũng đã “mang lại niềm vui”. Em gái anh là chị Lê Thị Thanh Bình, lấy chồng tại TP HCM. Sau một khoảng thời gian kết hôn vẫn không mang thai nên đến một bệnh viện lớn khám. Bác sĩ cho biết, chị rơi vào trường hợp hiếm muộn.
Chị đi nhiều nơi chữa trị, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng niềm mong ước vẫn không thành hiện thực. Hơn 4 năm trước, một lần về quê thăm nhà, chị Bình tâm sự nỗi buồn của mình với anh trai. Sau đó, anh Dũng dẫn chị đến thăm thầy Khánh. Sau ba tháng uống thuốc, chị Bình đã cấn thai và sinh hạ một cậu con trai. Đến nay, con chị đã tròn 3 tuổi.
Đại diện hội Đông Y thành phố Đà Nẵng cho biết, từ năm 2012, ông Khánh giữ chức Chủ tịch hội Đông y quận Thanh Khê. Ông là một thầy thuốc giỏi, có nhiều cống hiến cho nền phát triển đông y của thành phố. Với tài năng của mình, ông đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người và nhận được khá nhiều bằng khen, kỷ niệm chương của Hội đông y thành phố, Ban chấp hành trung ương Đảng hội Đông y Việt Nam…
Thông tin xin liên hệ: Lương y Nguyễn Đình Khánh
ĐT:0914056246
Địa chỉ: 135 đường Phan Thanh, TP Đà Nẵng.
yeudanang.com