•7/04/2010 10:38:00 SA
Những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời
AT - Đôi dép là một bài thơ hiện đại, dù về mặt thể loại nó vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo cách gieo vần truyền thống. Tại sao hiện đại? Bởi nó không sử dụng cách so sánh giống người trước.
Trước kia, nói về sự bền chặt của tình yêu đôi lứa người ta thường ví von, rằng: “Đôi ta làm bạn thong dong / Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”; hoặc “Đôi ta như thể con tằm / Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong”; hoặc “Đôi ta như bấc với dầu / Khêu ra cho rạng kẻo sầu tương tư”... Ở đây, tác giả Nguyễn Trung Kiên mượn hình ảnh... đôi dép! Tưởng gì! Cái đôi dép ấy bình dị quá, phổ biến quá và thậm chí còn... “tầm thường” nữa.
Chính vì thế, ngay từ tựa bài thơ cũng đã tạo sự tò mò ở người đọc.
Và rồi người đọc đã không dứt khỏi mạch thơ được bởi ở bài thơ này, tác giả trình bày vấn đề bằng phong cách trầm tĩnh và nghe ra có lý lắm. Thứ nhất, tác giả khẳng định: “Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết / Những vật tầm thường cũng có thể thành thơ”. Về nguyên lý văn học điều này không sai; về tình cảm con người thì đó là sự thật, không thể chối cãi.
Sau những câu thơ đề cập đến sự cần thiết không thể tách rời của hai chiếc dép, tác giả buông câu thơ thật hay: “Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa / Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng”. Cái hay của câu thơ giống như cú sút quyết định của cầu thủ sung sức trên sân bóng. Cú sút căng đến nỗi thủ môn của đối phương suýt “bật tim ra ngoài”. Nhưng vẫn chưa lọt lưới. Tại sao như vậy? Tại thiếu yếu tố bất ngờ. Sự đoán định như thế trong bài thơ này vẫn chưa là những câu thơ hay nhất.
Từ khổ thơ kế tiếp, tác giả mới bắt đầu so sánh hình ảnh đôi dép với chuyện tình của “anh và em”. Ta thấy gì? Ta thấy những lúc lứa đôi vắng nhau: “Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía / Dẫu bên cạnh đã có người thay thế / Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh”. Nghe ra bùi ngùi lắm, bởi ở đây Nguyễn Trung Kiên đã nhắc đến tình yêu như một định mệnh, một tất yếu. Đã “dép” thì phải có đôi; đã “anh” phải là “em”. Không thể nào khác được. Lẽ tất yếu ấy được thể hiện bằng hai thơ chắc nịch: “Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối / Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội”.
Chao ôi! Tình cảm của người làm thơ nồng nàn và say đắm đến vậy sao? Câu thơ đi thẳng vào óc. Để rồi từ trong sâu thẳm bật ra câu thơ thật hay: “Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại / Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung”. Câu thơ hay nhưng vẫn chưa tạo sự bất ngờ ở người đọc. Giống một cầu thủ chuyên nghiệp, Nguyễn Trung Kiên đã chọn phút 89 để bất ngờ tung một cú sút quyết định. Đó là những câu thơ không phải viết bằng lý trí mà bằng cảm xúc tột cùng: “Hai mảnh đời thầm lặng bước song song / Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc / Chỉ còn một là không còn gì hết / Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…”. Dư vang của câu thơ ám ảnh đến lạ thường... “Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia...” Câu thơ như quấn quýt mãi trong cảm xúc của người đọc.
Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế.
LÊ MINH QUỐC
Đôi dép
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng có thể thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Từ lúc ấy sẽ chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống phố bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức nặng đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng chiếc khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…
NGUYỄN TRUNG KIÊN
Áo trắng
AT - Đôi dép là một bài thơ hiện đại, dù về mặt thể loại nó vẫn tuân thủ nghiêm ngặt theo cách gieo vần truyền thống. Tại sao hiện đại? Bởi nó không sử dụng cách so sánh giống người trước.
Trước kia, nói về sự bền chặt của tình yêu đôi lứa người ta thường ví von, rằng: “Đôi ta làm bạn thong dong / Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”; hoặc “Đôi ta như thể con tằm / Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong”; hoặc “Đôi ta như bấc với dầu / Khêu ra cho rạng kẻo sầu tương tư”... Ở đây, tác giả Nguyễn Trung Kiên mượn hình ảnh... đôi dép! Tưởng gì! Cái đôi dép ấy bình dị quá, phổ biến quá và thậm chí còn... “tầm thường” nữa.
Chính vì thế, ngay từ tựa bài thơ cũng đã tạo sự tò mò ở người đọc.
Và rồi người đọc đã không dứt khỏi mạch thơ được bởi ở bài thơ này, tác giả trình bày vấn đề bằng phong cách trầm tĩnh và nghe ra có lý lắm. Thứ nhất, tác giả khẳng định: “Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết / Những vật tầm thường cũng có thể thành thơ”. Về nguyên lý văn học điều này không sai; về tình cảm con người thì đó là sự thật, không thể chối cãi.
Sau những câu thơ đề cập đến sự cần thiết không thể tách rời của hai chiếc dép, tác giả buông câu thơ thật hay: “Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa / Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng”. Cái hay của câu thơ giống như cú sút quyết định của cầu thủ sung sức trên sân bóng. Cú sút căng đến nỗi thủ môn của đối phương suýt “bật tim ra ngoài”. Nhưng vẫn chưa lọt lưới. Tại sao như vậy? Tại thiếu yếu tố bất ngờ. Sự đoán định như thế trong bài thơ này vẫn chưa là những câu thơ hay nhất.
Từ khổ thơ kế tiếp, tác giả mới bắt đầu so sánh hình ảnh đôi dép với chuyện tình của “anh và em”. Ta thấy gì? Ta thấy những lúc lứa đôi vắng nhau: “Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía / Dẫu bên cạnh đã có người thay thế / Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh”. Nghe ra bùi ngùi lắm, bởi ở đây Nguyễn Trung Kiên đã nhắc đến tình yêu như một định mệnh, một tất yếu. Đã “dép” thì phải có đôi; đã “anh” phải là “em”. Không thể nào khác được. Lẽ tất yếu ấy được thể hiện bằng hai thơ chắc nịch: “Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối / Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội”.
Chao ôi! Tình cảm của người làm thơ nồng nàn và say đắm đến vậy sao? Câu thơ đi thẳng vào óc. Để rồi từ trong sâu thẳm bật ra câu thơ thật hay: “Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại / Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung”. Câu thơ hay nhưng vẫn chưa tạo sự bất ngờ ở người đọc. Giống một cầu thủ chuyên nghiệp, Nguyễn Trung Kiên đã chọn phút 89 để bất ngờ tung một cú sút quyết định. Đó là những câu thơ không phải viết bằng lý trí mà bằng cảm xúc tột cùng: “Hai mảnh đời thầm lặng bước song song / Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc / Chỉ còn một là không còn gì hết / Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…”. Dư vang của câu thơ ám ảnh đến lạ thường... “Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia...” Câu thơ như quấn quýt mãi trong cảm xúc của người đọc.
Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ... thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế.
LÊ MINH QUỐC
Đôi dép
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng có thể thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Từ lúc ấy sẽ chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống phố bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức nặng đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng chiếc khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc bị xa lìa
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…
NGUYỄN TRUNG KIÊN
Áo trắng
Thơ
|
0 Lời bình: