•11/06/2010 11:15:00 CH
Đời nhà Chu (Châu), vua Chu Vương có nuôi một con khỉ trắng gọi là Bạch khỉ, rất khôn ngoan, nghe được tiếng người. Vua rất thương mến, nên nuôi dưỡng rất đầy đủ, được ngủ nơi mát mẻ lúc tiết trời nóng bức mùa hè, và được ngủ nơi ấm áp lúc trời mùa đông.
Nhiều lúc Bạch khỉ thấy vua buồn, nó biết, liền làm trò lạ khiến vua phải tức cười mà quên buồn.
Trong triều đình có quan Thừa Tướng Chu Ôn, tánh tham lam và hiểm độc, nhiều mưu lược, nên rất được Chu Vương tin dùng. Thừa Tướng lần lần chuyên quyền và lại có âm mưu chiếm đoạt ngôi báu, nên cấu kết với một số gian Thần, định mưu thí vua.
Quỉ kế sắp đặt khéo léo bí mật, đến nỗi khi vua Chu Vương chết, không một ai nghi ngờ gì cả, tin rằng vua bị trúng gió nặng rồi chết. Chỉ có một số rất ít trung thần tỏ ra nghi ngờ cái chết của vua, nhưng không tìm được bằng cớ, thành ra âm mưu thí sát vẫn không bị phát hiện.
Thế là Thừa Tướng nắm hết quyền hành trong triều, rồi được bọn gian thần đồng tôn lên làm vua. Thế là cuộc đăng quang của Tân Vương được tổ chức vô cùng long trọng. Tân Vương nhớ đến con Bạch khỉ, biết làm nhiều trò hay, nên truyền lịnh đem Bạch khỉ đến giúp vui.
Bạch khỉ được đưa tới, đứng nhìn vị Tân Vương trân trân, chớ không chịu làm trò. Tân Vương ra lịnh cho nó múa hát nhưng nó vẫn trơ trơ.
Tân Vương quát :
- Bạch khỉ không tuân lịnh ta thì ta cho quân sĩ đánh chết.
Tân Vương quát xong thì bất thình lình, Bạch khỉ phóng lên bấu lấy cổ Tân Vương, miệng cắn tay quào. Tân Vương bị bất ngờ không trở tay kịp, ngã nhào xuống khỏi ngai vàng, nằm lăn dưới gạch. Quần thần vội chạy đến đánh Bạch khỉ và đỡ Tân Vương dậy, thấy mặt vua bị nhiều vết quào chảy máu.
Bạch khỉ thừa lúc chộn rộn lo cứu cấp vua, nó phóng nhanh ra ngoài biến mất vào chốn sơn khê.
Bạch khỉ, tuy không biết nói, nhưng vẫn biết điều trung nịnh, chánh tà, nên hành động chứng tỏ một lòng trung với Chu Vương, không nịnh theo kẻ soán ngôi, nêu gương tốt trong sử sách.
Vị Tân Vương biết lòng dân không phục mình, đến một con khỉ mà còn biết báo thù cho vua cũ. Tân Vương rất lo sợ, nên bắt Thái tử, con của Chu Vương, đem vào rừng cột trói cho cọp ra ăn thịt.
Trong rừng có con thỏ trắng, biết là Thái tử bị nạn, ban đêm ngậm ngọc đến cứu. Thỏ cắn đứt dây trói, rồi ngậm ngọc dẫn đường cho Thái tử lánh nạn. Thái tử ra được khỏi rừng, lần đến nhà của một vị quan hưu trí là Lại Bộ Thị Lang, tỏ bày các việc.
Quan hưu trí Thị Lang một lòng trung nghĩa, ủng hộ Thái tử, lo chiêu tập binh mã, chờ ngày trở về kinh đô hỏi tội tên Thừa Tướng Chu Ôn, khôi phục nhà Chu.
Do đó, trong Thánh Ngôn có câu :
“Thỏ ngọc treo gương đậm vẻ làu.”
Bạch khỉ là con khỉ trắng. Sơn khê là khe nước trên núi.
Nhiều lúc Bạch khỉ thấy vua buồn, nó biết, liền làm trò lạ khiến vua phải tức cười mà quên buồn.
Trong triều đình có quan Thừa Tướng Chu Ôn, tánh tham lam và hiểm độc, nhiều mưu lược, nên rất được Chu Vương tin dùng. Thừa Tướng lần lần chuyên quyền và lại có âm mưu chiếm đoạt ngôi báu, nên cấu kết với một số gian Thần, định mưu thí vua.
Quỉ kế sắp đặt khéo léo bí mật, đến nỗi khi vua Chu Vương chết, không một ai nghi ngờ gì cả, tin rằng vua bị trúng gió nặng rồi chết. Chỉ có một số rất ít trung thần tỏ ra nghi ngờ cái chết của vua, nhưng không tìm được bằng cớ, thành ra âm mưu thí sát vẫn không bị phát hiện.
Thế là Thừa Tướng nắm hết quyền hành trong triều, rồi được bọn gian thần đồng tôn lên làm vua. Thế là cuộc đăng quang của Tân Vương được tổ chức vô cùng long trọng. Tân Vương nhớ đến con Bạch khỉ, biết làm nhiều trò hay, nên truyền lịnh đem Bạch khỉ đến giúp vui.
Bạch khỉ được đưa tới, đứng nhìn vị Tân Vương trân trân, chớ không chịu làm trò. Tân Vương ra lịnh cho nó múa hát nhưng nó vẫn trơ trơ.
Tân Vương quát :
- Bạch khỉ không tuân lịnh ta thì ta cho quân sĩ đánh chết.
Tân Vương quát xong thì bất thình lình, Bạch khỉ phóng lên bấu lấy cổ Tân Vương, miệng cắn tay quào. Tân Vương bị bất ngờ không trở tay kịp, ngã nhào xuống khỏi ngai vàng, nằm lăn dưới gạch. Quần thần vội chạy đến đánh Bạch khỉ và đỡ Tân Vương dậy, thấy mặt vua bị nhiều vết quào chảy máu.
Bạch khỉ thừa lúc chộn rộn lo cứu cấp vua, nó phóng nhanh ra ngoài biến mất vào chốn sơn khê.
Bạch khỉ, tuy không biết nói, nhưng vẫn biết điều trung nịnh, chánh tà, nên hành động chứng tỏ một lòng trung với Chu Vương, không nịnh theo kẻ soán ngôi, nêu gương tốt trong sử sách.
Vị Tân Vương biết lòng dân không phục mình, đến một con khỉ mà còn biết báo thù cho vua cũ. Tân Vương rất lo sợ, nên bắt Thái tử, con của Chu Vương, đem vào rừng cột trói cho cọp ra ăn thịt.
Trong rừng có con thỏ trắng, biết là Thái tử bị nạn, ban đêm ngậm ngọc đến cứu. Thỏ cắn đứt dây trói, rồi ngậm ngọc dẫn đường cho Thái tử lánh nạn. Thái tử ra được khỏi rừng, lần đến nhà của một vị quan hưu trí là Lại Bộ Thị Lang, tỏ bày các việc.
Quan hưu trí Thị Lang một lòng trung nghĩa, ủng hộ Thái tử, lo chiêu tập binh mã, chờ ngày trở về kinh đô hỏi tội tên Thừa Tướng Chu Ôn, khôi phục nhà Chu.
Do đó, trong Thánh Ngôn có câu :
“Thỏ ngọc treo gương đậm vẻ làu.”
Bạch khỉ là con khỉ trắng. Sơn khê là khe nước trên núi.
0 Lời bình: