•4/25/2010 09:30:00 SA
TT - Trong thời buổi kinh tế khó khăn, tôi đã dọn đến Việt Nam sống nhằm tìm một việc làm ổn định và tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Tôi khá bất ngờ khi thấy một bộ phận những bạn trẻ Việt tiêu tiền hoang phí. Họ sẵn sàng bỏ tiền mua đồ hiệu, đồ ngoại mà chẳng dùng đến là bao.
Tôi có người bạn mua giày để đánh quần vợt hiệu đắt tiền và thường xuyên mang nó mỗi khi ra đường dù anh ta không hề biết đánh quần vợt. Trong khi đôi giày chơi thể thao mua vài năm trước của tôi đã sờn nhưng vẫn còn đi được nên tôi cũng không màng đổi đôi mới, nói chi đến chơi đồ hiệu.
Tôi còn biết một bạn trẻ Việt sẵn sàng bỏ ra 750 USD đặt mua một chiếc iPad chỉ để... chơi game online! Một người quen mua tivi màn hình thật rộng để có cảm giác xem phim tại nhà như quảng cáo, nhưng căn phòng không đủ rộng nên anh ngồi cách màn hình không đầy... 1m.
Theo quan sát của tôi, xe cộ và điện thoại di động được người Việt chịu chi tiền nhiều nhất. Nhiều người trẻ đua đòi mua iPhone để khi ngồi quán cà phê WiFi có thể lên mạng chat với bạn bè, vào Facebook...
Một số gia đình khá giả chấp nhận đóng thuế nhập khẩu cao để rinh về một xe hơi đắt tiền nhưng rốt cuộc chỉ để chưng ở nhà. Lấy đâu ra chỗ chạy trên đường cho một chiếc xe to kềnh, có thể đạt đến vận tốc cả trăm cây số/giờ.
Hàng hiệu đối với một số người Việt như một cách giúp làm thay đổi giá trị con người. Họ sẵn sàng chi gấp hai, gấp ba thậm chí gấp mười lần bình thường cho một sản phẩm hàng hiệu chỉ để người khác nhìn họ một cách trầm trồ, nể phục.
Ở Mỹ, chúng tôi không đặt quá nhiều ý nghĩa vào hàng hiệu. Một người mua áo hàng hiệu vì thích sản phẩm đó, trung thành với nhãn hiệu đó. Mua một cái xe hơi như phương tiện di chuyển, trả thêm chút tiền vì tính năng tiết kiệm nhiên liệu hơn cái mác. Nếu một người bạn của tôi dùng hàng hiệu thì tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Bạn bè quý mến tính cách nhau thì chơi với nhau thôi. Nếu ai kết bạn với bạn vì những thứ đồ hiệu bạn mang trên người thì đó không phải là tình bạn thật sự.
Mỹ được xem là một nước giàu có nhưng chúng tôi không chi tiêu bừa bãi, mà vẫn xem chất lượng là trên hết. Khi mua một đôi xăngđan, điều tôi quan tâm nhất là vừa vặn, thoải mái và có thể mang bền vài năm. Sự thật là ở nước tôi, siêu thị Wal-Mart nổi tiếng với những món hàng rẻ chất lượng tốt lại được nhiều người ưa chuộng nhất.
Người trẻ thích vung tiền, âu đó là lỗi của gia đình không bảo ban, khuyên răn. Thời buổi kinh tế thị trường, nhiều cha mẹ quá bận rộn làm ăn nên đưa tiền cho con như một cách chăm sóc và bộc lộ tình yêu thương mà không cần biết con sử dụng tiền thế nào. Gia đình càng dư dả, càng thích xài sang thì con cái càng vung tiền qua cửa sổ. Các cậu ấm cô chiêu cứ xài tiền cha mẹ một cách vô tội vạ. Tiếc làm gì khi họ có làm ra đồng tiền đó đâu?
Học cách tiết kiệm tiền là điều không dễ, nhất là ở những người trẻ còn hay suy nghĩ thực dụng và thích chứng tỏ bản thân.
Khi tôi còn trẻ, bố mẹ tôi rất tiết kiệm và không bao giờ cho tôi một số tiền lớn mà không hỏi lý do. Bản thân tôi đi làm từ năm 17 tuổi và rất trân trọng đồng tiền mình làm ra. Vì vậy, nếu có muốn tiêu xài cho bản thân thì chỉ còn cách để dành. Cảm giác rất đặc biệt khi tôi mua được một món đồ giá trị lớn với số tiền mình kiếm được. Tôi nâng niu, chăm chút nó vì tôi hiểu được giá trị của món đồ có được từ công sức lao động của mình.
Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển. Còn nhiều người ăn xin, nhiều trẻ em bán hàng rong trên đường kiếm vài đồng lẻ để lo bữa ăn qua ngày. Điều này thật trái ngược với những người sẵn sàng vung hàng ngàn đôla để mua những sản phẩm chỉ dùng 1-2 lần rồi bỏ xó. Tôi chỉ mong các bạn trẻ biết trân trọng tiền bạc, cân nhắc trước khi mở hầu bao để đồng tiền bạn làm ra được sử dụng thiết thực nhất.
ROBERT DEWITT (người Mỹ)
Tuoitre
Tôi có người bạn mua giày để đánh quần vợt hiệu đắt tiền và thường xuyên mang nó mỗi khi ra đường dù anh ta không hề biết đánh quần vợt. Trong khi đôi giày chơi thể thao mua vài năm trước của tôi đã sờn nhưng vẫn còn đi được nên tôi cũng không màng đổi đôi mới, nói chi đến chơi đồ hiệu.
Tôi còn biết một bạn trẻ Việt sẵn sàng bỏ ra 750 USD đặt mua một chiếc iPad chỉ để... chơi game online! Một người quen mua tivi màn hình thật rộng để có cảm giác xem phim tại nhà như quảng cáo, nhưng căn phòng không đủ rộng nên anh ngồi cách màn hình không đầy... 1m.
Theo quan sát của tôi, xe cộ và điện thoại di động được người Việt chịu chi tiền nhiều nhất. Nhiều người trẻ đua đòi mua iPhone để khi ngồi quán cà phê WiFi có thể lên mạng chat với bạn bè, vào Facebook...
Một số gia đình khá giả chấp nhận đóng thuế nhập khẩu cao để rinh về một xe hơi đắt tiền nhưng rốt cuộc chỉ để chưng ở nhà. Lấy đâu ra chỗ chạy trên đường cho một chiếc xe to kềnh, có thể đạt đến vận tốc cả trăm cây số/giờ.
Hàng hiệu đối với một số người Việt như một cách giúp làm thay đổi giá trị con người. Họ sẵn sàng chi gấp hai, gấp ba thậm chí gấp mười lần bình thường cho một sản phẩm hàng hiệu chỉ để người khác nhìn họ một cách trầm trồ, nể phục.
Ở Mỹ, chúng tôi không đặt quá nhiều ý nghĩa vào hàng hiệu. Một người mua áo hàng hiệu vì thích sản phẩm đó, trung thành với nhãn hiệu đó. Mua một cái xe hơi như phương tiện di chuyển, trả thêm chút tiền vì tính năng tiết kiệm nhiên liệu hơn cái mác. Nếu một người bạn của tôi dùng hàng hiệu thì tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Bạn bè quý mến tính cách nhau thì chơi với nhau thôi. Nếu ai kết bạn với bạn vì những thứ đồ hiệu bạn mang trên người thì đó không phải là tình bạn thật sự.
Mỹ được xem là một nước giàu có nhưng chúng tôi không chi tiêu bừa bãi, mà vẫn xem chất lượng là trên hết. Khi mua một đôi xăngđan, điều tôi quan tâm nhất là vừa vặn, thoải mái và có thể mang bền vài năm. Sự thật là ở nước tôi, siêu thị Wal-Mart nổi tiếng với những món hàng rẻ chất lượng tốt lại được nhiều người ưa chuộng nhất.
Người trẻ thích vung tiền, âu đó là lỗi của gia đình không bảo ban, khuyên răn. Thời buổi kinh tế thị trường, nhiều cha mẹ quá bận rộn làm ăn nên đưa tiền cho con như một cách chăm sóc và bộc lộ tình yêu thương mà không cần biết con sử dụng tiền thế nào. Gia đình càng dư dả, càng thích xài sang thì con cái càng vung tiền qua cửa sổ. Các cậu ấm cô chiêu cứ xài tiền cha mẹ một cách vô tội vạ. Tiếc làm gì khi họ có làm ra đồng tiền đó đâu?
Học cách tiết kiệm tiền là điều không dễ, nhất là ở những người trẻ còn hay suy nghĩ thực dụng và thích chứng tỏ bản thân.
Khi tôi còn trẻ, bố mẹ tôi rất tiết kiệm và không bao giờ cho tôi một số tiền lớn mà không hỏi lý do. Bản thân tôi đi làm từ năm 17 tuổi và rất trân trọng đồng tiền mình làm ra. Vì vậy, nếu có muốn tiêu xài cho bản thân thì chỉ còn cách để dành. Cảm giác rất đặc biệt khi tôi mua được một món đồ giá trị lớn với số tiền mình kiếm được. Tôi nâng niu, chăm chút nó vì tôi hiểu được giá trị của món đồ có được từ công sức lao động của mình.
Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển. Còn nhiều người ăn xin, nhiều trẻ em bán hàng rong trên đường kiếm vài đồng lẻ để lo bữa ăn qua ngày. Điều này thật trái ngược với những người sẵn sàng vung hàng ngàn đôla để mua những sản phẩm chỉ dùng 1-2 lần rồi bỏ xó. Tôi chỉ mong các bạn trẻ biết trân trọng tiền bạc, cân nhắc trước khi mở hầu bao để đồng tiền bạn làm ra được sử dụng thiết thực nhất.
ROBERT DEWITT (người Mỹ)
Tuoitre
1 Lời bình:
Một điều đáng tiếc là ngày càng nhiều người suy nghĩ và hành động theo hướng này để nâng tầm giá trị của mình lên.