Author: Lorian Mr
•3/23/2024 10:52:00 CH
Một bài viết cho người đọc kiến thức chung rất hay về kinh tế, chép từ Facebook Nguyen Leanh.
Khi phân tích cả một nền kinh tế thì chẳng những cần rất nhiều dữ liệu mà còn phải có cả một mô hình tính toán đúng cũng như máy tính để chạy mô phỏng. Những điều này cũng chưa có gì bảo đảm được các kết quả tính toán ra là đúng.

Người Trung Quốc cổ đại đã đưa ra mô hình Ngũ Hành cho phép phân tích định tính khá tốt một hệ thống có nhiều tế bào cấu thành. Nó có thể là một cơ thể sống gồm các tế bào hay một xã hội gồm những con người các doanh nghiệp.

Xét về mặt nguyên lý thì hệ thống có 5 trạng thái. Vật chất di chuyển kích hoạt các trạng thái này.
- Trạng thái 1 là hấp thụ. Nói về có thể người thì đây là hệ tiêu hóa. Nói về xã hội loài người thì đây là thành phần bao gồm nguồn vốn, năng lượng và sản phẩm dịch vụ.
- Trạng thái 2 là hệ phân phối lưu thông. Nói về cơ thể người thì nó là hệ thống gan và hệ tuần hoàn đưa các chất đến nuôi tế bào. Nói về kinh tế xã hội thì nó bao gồm kho bãi và hệ thống giao thông cùng ngân hàng.
- Trạng thái 3 là hệ hô hấp. Đối với cơ thể thì nó là phổi. Đây là nơi giao tiếp với môi trường để cung cấp các yếu tố cần thiết bảo đảm cho các hoạt động hóa học xảy ra trong từng tế bào. Đối với xã hội loài người thì đây là thị trường, nơi cung cấp hàng hóa và nhu cầu cho cuộc sống mỗi con người.
- Trạng thái 4 là sử dụng, tức các cơ quan bên trọng hoạt động để xử lý dòng các vật chất. Ở con người thì đây là chuyển đổi các yếu tố hiện có thành các chất cần cho cơ thể. Xét về kinh tế xã hội thì đây là vấn đề sử dụng công nghệ và cơ chế thị trường để tạo ra dịch vụ.
- Trạng thái 5 là hệ đào thải. Đối với cơ thể con người thì nó là gan, thận, và hệ thống bạch cầu. Đối với xã hội loài người thì đây là hệ thống thi cử, kiểm định, cảnh sát.

Tại mỗi thời điểm chỉ có một trạng thái rơi vào hưng phấn. Theo nguyên lý ngũ hành thì trạng thái hưng phấn dịch chuyển. Khi một trạng thái hưng phấn mạnh thì nó kích thích trạng thái tiếp theo nhưng kìm hãm trạng thái trước đó.
Trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập vào cơ chế thị trường, sử dụng các cơ cấu vận hành tư bản. Nhờ đó mà GDP tăng nhanh. Cuộc sống "dễ thở hơn". Hiện nay nó đang ở pha đào thải để chuẩn lại hệ thống luật pháp vận hành theo cơ chế thị trường. Các cơ chế và hệ thống máy móc kiểm tra kiểm soát, kiểm định được tăng cường.
Việc này dẫn đến đào thải, tức hàng loạt doanh nghiệp cùng các cơ quan quản lý bị "sờ gáy" và các hành vi lừa đảo dựa vào các kẽ hở của cơ chế thị trường sẽ bị đưa ra tòa. Sự hưng phấn của trạng thái này sẽ khiến cho thị trường bị bóp nghẹt, vòng quay của đồng tiền chậm lại và kinh tế đi xuống (suy thoái giả).
Pha tiếp theo là hấp thụ. Các lĩnh vực liên quan tới nguồn vốn, năng lượng và sản phẩm dịch vụ sẽ "gặp may".
Mô hình Ngũ Hành duy trì sự vận hành một cách hài hòa. Vì thế cần phải kích hoạt các thành phần một cách có nghệ thuật.


Nên có kiến thức định tính để định hướng. Ngoài ra cần phải chú ý tới nhịp của thị trường thế giới. Nhịp này được xác định từ chính sách của Fed. Để cho dễ hiểu tôi xin copy tóm tắt hoạt động của Fed từ facebook của Le Quoc Vinh.
Giai đoạn 1: Bơm tiền
- FED bơm tiền vào nền kinh tế, thông qua phát hành trái phiếu chính phủ của Hoa kỳ , các nhà đầu tư hoặc chính phủ nước khác sẽ mua trái phiếu để hưởng lợi tức theo kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm. Ngoài ra có thể bơm qua các gói hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế
- Khi đó, các quốc gia vay đồng USD, thì người dân phải có tài san thế chấp, các nước đang phát triển hoặc thiếu vốn nền kt sẽ dùng trái phiếu của nước đó đổi lấy USD( phát hành trái phiếu để mua USD), các nước đang phát triển sẽ phát hành in tiền để cứu nền kinh tế đang suy thoái
Giai đoạn 2: Thổi
- Dòng tiền dư thừa sẽ dần tạo ra bong bóng và phình to ra (tiền đổ vào vàng, chứng khoán, BĐS)
- Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, tiếp tục thế chấp để mở rộng cơ sở kinh doanh, đẩy cho thị trường này tiếp tục tăng, bong bóng càng phình to hơn, các cty sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn
- Khi vượt quá khả năng chi trả, sẽ tạo ra bong bóng tài chính, bong bóng doanh nghiệp => giá hàng hóa tăng, BĐS tăng, lạm phát cao,...
Giai đoạn 3: Hút
- Khi các doanh nghiệp nợ cao, bị mất khả năng thanh toán, FED tăng lãi suất tiết kiệm để lấy lãi suất cao, hút dòng tiền rẻ vào, dẫn đến giá vàng xuống, chứng khoán mất thanh khoản, nợ xấu từ bđs tăng
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động kém, sẽ phải bán bớt bđs để lấy tiền chi trả cho trái phiếu, đóng cửa bớt chi nhánh không hiệu quả, giảm số lượng nhân viên. Việc này giúp đào thải những doanh nghiệp làm ăn k tốt
Giai đoạn 4: Vỡ
Fed càng thắt chặt cung tiền, bắt buộc các nước khác phải tăng lãi suất. Bđs, chứng khoán, vàng trở về giá trị thực. FED nuốt hết tài sản, thu tiền về.

This entry was posted on 3/23/2024 10:52:00 CH and is filed under . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Lời bình: