•10/03/2009 07:07:00 CH
Ngoài sự vô trách nhiệm về an toàn thực phẩm với bánh trung thu, người lớn còn nhồi vào đó những thứ dị dạng mà chúng chẳng liên quan gì đến đêm rằm trung thu. Ở đó chỉ tồn tại sự đổi trác, giao kèo gì gì đó… giữa người lớn với nhau. Và bắt đầu xuất hiện một dạng bánh trung thu mà người ta vẫn gán cho cái tên: bánh quý tộc.
Cứ mỗi lần đến rằm trung thu, dư luận lại quan tâm đến những chiếc bánh. Điều làm người ta quan tâm nhất vẫn là những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Nhiều cơ sở sản xuất đã bị đình chỉ, và người ta công bố những hình ảnh bánh trung thu mốc thếch khiến chúng ta có cảm giác sợ hãi mỗi khi có ý định mua loại bánh này.
Nếu câu chuyện về bánh trung thu chỉ dừng ở đó, có lẽ mọi chuyện cũng không đến nỗi tồi tệ. Chỉ cần xiết chặt khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, phạt nặng, hoặc bỏ tù những kẻ gian lận… sẽ hạn chế được cách làm ăn thiếu trách nhiệm này.
Nhưng sự thật về bánh trung thu bị làm “bẩn” lại là một câu chuyện khác. Ấy là những chiếc bánh trung thu “quý tộc” mà sự ra đời của nó đã làm mất hết ý nghĩa tươi đẹp về cái tết của trẻ em. Những chiếc bánh trung thu này có cái giá không thể đùa: 100USD, 500USD, 1000USD… Và nếu ai đó muốn mua nó phải đến tận cơ sở để đặt hàng. Nó được sản xuất ra để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: làm quà biếu! Và biếu ai thì chúng ta không cần trả lời nữa. Với một cái bánh trung thu giá như thế này, có thể mua cả một xe tải hạng nặng bánh trung thu bình dân cho bọn trẻ ở nông thôn.
Nhiều người bắt đầu tò mò rằng, mỗi cánh bánh trung thu mà giá cao đến thế? Nó có gì đặc biệt? Xin thưa nó chẳng có gì đặc biệt ngoài việc người ta “quái vật hoá” nó. Ấy là người ta thêm vào đó những “phụ kiện” chẳng liên quan gì đến tết trung thu. Ví dụ như: vây cá mập, sâm, nhung và nhiều loại dược phẩm quý hiếm khác. Nó đã biến thành dị dạng và chỉ có chức năng để người ta tẩm bổ.
Chưa hết, người ta còn kèm theo nó những thứ cũng chẳng liên quan gì đến trẻ con như rượu Tây chẳng hạn. Chỉ cần vào mạng các bạn sẽ tìm thấy vô số quảng cáo về bánh trung thu “quái vật”, họ kèm theo những thứ hết sức vớ vẩn chỉ để biến thành bánh trung thu mà dân tình gọi là bánh quý tộc. Đương nhiên những chiếc bánh trung thu thế này, được sản xuất để phục vụ cho lợi ích của người lớn. Họ sẽ dùng nó để biếu xén, nịnh bợ các sếp… Và thế là cái bánh trung thu giản dị trong sáng đã bị chính chúng ta bôi bẩn vì dục vọng đen tối.
Chưa hết, ngoài việc nhồi những thứ ngớ ngẩn ấy vào bánh trung thu, người ta bắt đầu làm những thứ bao bì hết sức tốn kém và thừa thãi. Một cái bánh kiểu quý tộc sẽ được đựng trong hộp gỗ quế, lót nỉ lót nhung… Về hình thức, trông nó như một cái va ly đựng ngọc bảo. Việc vẽ rắn thêm chân này cũng chỉ để nâng giá lên thật cao để chứng tỏ đẳng cấp mà thôi. Những tưởng với loại bánh đắt cắt cổ này sẽ không có người mua, nhưng sự thật là bán khá đắt hàng, thường phải đặt trước mới có.
Nếu chúng ta quay ngược lại thời gian chỉ khoảng chục năm trước, tôi tin rằng trung thu hồi ấy vui hơn nhiều. Tôi nói vui hơn, bởi thời đó cái tết trung thu được sống trong ý nghĩa đích thực của nó. Cứ mỗi dịp thu về là bọn trẻ nô nức chuẩn bị đồ chơi - những món đồ chơi giản dị do chúng tự làm: ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân… Bọn trẻ tự tay vót nan, dán giấy hào hứng và vui biết nhường nào. Những thứ đồ chơi ấy nó làm bọn trẻ vui vì đó là sản phẩm của chính bọn trẻ. Và cái bánh trung thu thơm dẻo, trắng ngần trở nên ngọt lịm hơn bao giờ hết.
Tôi còn nhớ rất rõ cách làm bánh của mẹ tôi. Đó là những cái bánh trắng tinh, thơm lừng và giản dị vô cùng. Dẫu rằng thời đó thiếu thốn, chẳng nhiều bánh trái, đồ chơi như bây giờ nhưng cái gì do chính tay mình làm cũng vô cùng ý nghĩa. Bởi chỉ chính tay chúng ta tạo ra nó, sống cùng với nó mới thấm được hết cái hương vi sâu xa kia.
Còn bây giờ, tất cả đã có sẵn, chẳng phải làm gì cứ ra chợ mà mua. Người lớn chỉ cần mua về vài cái bánh, vài cái đèn thế là đón tết trung thu. Bọn trẻ thì hình như cũng chẳng mặn mà lắm với mấy thứ đồ chơi sáng lập loè bằng pin Trung Quốc ấy. Và bánh dẻo - những cái bánh kiểu công nghiệp loè loẹt màu sắc cũng không hấp dẫn chúng nữa. Ở thành phố tôi đố phụ huynh nào nhìn thấy con em mình tự ăn hết một cái bánh trung thu loại vừa đấy! Chất ngọt bây giờ với đám trẻ là một sự tra tấn, chúng sẽ giãy nảy nếu bắt chúng ăn. Chúng chán bởi quá nhiều và thừa thãi.
Trở lại câu chuyện của người lớn. Chính người lớn đã làm mọi việc tồi tệ thêm. Người lớn đã lợi dụng cái tết của trẻ con để biếu nhau những cái bánh “quái vật”, không biết chừng khi đem biếu những chiếc bánh kiểu ấy người ta còn kèm cả USD, nhét vàng ròng vào bên trong. Cái bánh mà ý nghĩa của nó là sự trong sáng đã bị những gã người lớn đang ngùn ngụt tham vọng nhồi vào các thứ hết sức ngớ ngẩn kia thật sự đã chết lâu rồi. Năm ngoái tôi đến chơi nhà ông chú họ, đây là ông chú cũng có chút vai vế thế nên hay được biếu quà cáp mỗi dịp tết lễ.
Chính mắt tôi đã nhìn thấy một cái bánh trung thu to gần bằng cái thớt nghiến. Trong đó là một mê hồn trận những thứ chẳng liên quan đến bánh dẻo trung thu: nào là sâm, nào là nhung hươu, nào là vây cá mập… chúng bị ép chặt cứ nhầy nhầy toả mùi tanh tanh. Ông chú tôi cười và bảo: “tao đố mày ăn được đấy!”. Đúng là khó ăn thật, chúng chỉ để nhìn, để cảm thấy sự thừa thãi… Cuối cùng bà cô tôi nhận xét: “Chỉ có cái hộp là dùng được. Cô đem về đựng đồ trang sức…”. Hay thật, hộp bánh lại dùng để đựng đồ trang sức! Người lớn chúng ta luôn làm chuyện ngược đời.
Bọn trẻ không còn hào hứng với tết trung thu phần lớn do người lớn. Đơn giản vì tết của bọn trẻ phải hồn nhiên và đơn giản như chính tâm hồn chúng. Đằng này chúng ta vắt óc để “bịa” ra những thứ hết sức lăng nhăng. Lại thêm những thứ đồ chơi lập dị nhập khẩu từ nước ngoài, mà những thứ đồ chơi ấy đâu phải trung thu kiểu người Việt. Cứ thế và cứ thế người lớn đã đẩy cái tết trung thu ra khỏi tư duy của bọn trẻ.
Và khi cái tết trung thu đi qua thì ôi thôi! Trên đường phố, người ta bắt đầu vứt bánh ăn thừa, bánh ế ẩm…Chúng nằm chỏng vọng bốc mùi hôi thối. Còn các loại vỏ bánh thì lập loè như ma chơi. Chỉ khổ những người làm công tác vệ sinh môi trường. Sẽ có người phản biện rằng, đó là lẽ tự nhiên, nhu cầu của xã hội, người ta có tiền thì người ta chơi để chứng tỏ đẳng cấp. Một cái bánh bằng cả gia tài của kẻ khác mới xứng danh “quý tộc”. Mà ngẫm cũng đúng, tiền bạc họ kiếm được, họ có nhu cầu nên người ta mới sản xuất chứ có ai bắt đâu.
Nhưng đó là một dấu hiệu của sự biến thái trong văn hoá của con người thời đại @. Kiếm được nhiều tiền đã khó, việc biết tiêu tiền như thế nào lại càng khó hơn. Đừng nghĩ rằng, vung tiền ra như lá cây là chứng tỏ được đẳng cấp “quý tộc” của mình.
Tôi có một ông bạn gặp rắc rối với chính chiếc bánh trung thu “quý tộc” nọ. Số là anh bạn có việc đang muốn nhờ cậy nên tìm bằng được chiếc bánh kiểu ấy để biếu lãnh đạo. Sau rất nhiều lần đặt mua cũng có được một chiếc như ý: hộp gỗ, lót nỉ lót nhung, có kèm rượu Tây… Chỉ tội giá quá mắc, nó quá sức với túi tiền vốn không nhiều của anh bạn tôi. Thế là bàn ra tính vào, hai vợ chồng thảo luận mãi. Chồng thì bảo với ngần ấy tiền thì quy ra phong bì cho xong, còn vợ lại cãi: phong bì thô lắm, tết nhất cần có bánh làm cái cớ để làm quà… còn phong bì phải đi kèm mới hợp thời.
Loanh quanh mãi hai vợ chồng đâm ra cãi nhau rồi giận dỗi. Cuối cùng hai người cũng quyết định mua cái bánh nặng ký ấy về để làm quà. Nhưng xui xẻo ở chỗ, đứa con trai bốn tuổi nghịch như quỷ sứ ở nhà, thấy món đồ lạ nên nhân lúc bố mẹ đi vắng đã bóc ra xem và nhón đi mấy miếng. Vợ chồng anh bạn tôi xót của, giận con nên lại càng cãi nhau to hơn…
Thấy vậy tôi góp ý rằng, bánh “quý tộc” đắt quá thì mua bánh bình thường vậy, như thế có phải tiết kiệm hơn không. Anh bạn tôi gắt: ông cứ đến thử nhà lãnh đạo mà xem, bọn nó toàn bánh đẳng cấp, mình đến với cái bánh bán đầy ở chợ quê mùa lắm! Cái câu: “quê mùa lắm”, anh bạn tôi kéo dài chua xót…
Thì ra là vậy, tôi cũng lờ mờ hiểu đôi chút về sự thật buồn bã này. Người ta đua nhau vì sợ người khác biết mình yếm thế! Sự thật là nhiều người khả năng tài chính không phải nhiều nhặn gì cũng cố gồng mình để đua với thiên hạ. Cái sự đua ấy nó không bắt nguồn từ chính động lực bên trong của họ mà từ bên ngoài. Từ cái sợ người ta bảo mình quê mùa… Một cái sợ hết sức vô lý!
Sẽ còn nhiều cái tội của người lớn nhưng chỉ xin một điều rằng, đừng vì những lý do ngớ ngẩn mà làm hỏng cái tết của trẻ con, cụ thể là cái bánh trung thu tinh khiết ngọt lịm ấy.
ASáng
TuanVietNam
Nếu câu chuyện về bánh trung thu chỉ dừng ở đó, có lẽ mọi chuyện cũng không đến nỗi tồi tệ. Chỉ cần xiết chặt khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, phạt nặng, hoặc bỏ tù những kẻ gian lận… sẽ hạn chế được cách làm ăn thiếu trách nhiệm này.
Nhưng sự thật về bánh trung thu bị làm “bẩn” lại là một câu chuyện khác. Ấy là những chiếc bánh trung thu “quý tộc” mà sự ra đời của nó đã làm mất hết ý nghĩa tươi đẹp về cái tết của trẻ em. Những chiếc bánh trung thu này có cái giá không thể đùa: 100USD, 500USD, 1000USD… Và nếu ai đó muốn mua nó phải đến tận cơ sở để đặt hàng. Nó được sản xuất ra để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: làm quà biếu! Và biếu ai thì chúng ta không cần trả lời nữa. Với một cái bánh trung thu giá như thế này, có thể mua cả một xe tải hạng nặng bánh trung thu bình dân cho bọn trẻ ở nông thôn.
Nhiều người bắt đầu tò mò rằng, mỗi cánh bánh trung thu mà giá cao đến thế? Nó có gì đặc biệt? Xin thưa nó chẳng có gì đặc biệt ngoài việc người ta “quái vật hoá” nó. Ấy là người ta thêm vào đó những “phụ kiện” chẳng liên quan gì đến tết trung thu. Ví dụ như: vây cá mập, sâm, nhung và nhiều loại dược phẩm quý hiếm khác. Nó đã biến thành dị dạng và chỉ có chức năng để người ta tẩm bổ.
Chưa hết, người ta còn kèm theo nó những thứ cũng chẳng liên quan gì đến trẻ con như rượu Tây chẳng hạn. Chỉ cần vào mạng các bạn sẽ tìm thấy vô số quảng cáo về bánh trung thu “quái vật”, họ kèm theo những thứ hết sức vớ vẩn chỉ để biến thành bánh trung thu mà dân tình gọi là bánh quý tộc. Đương nhiên những chiếc bánh trung thu thế này, được sản xuất để phục vụ cho lợi ích của người lớn. Họ sẽ dùng nó để biếu xén, nịnh bợ các sếp… Và thế là cái bánh trung thu giản dị trong sáng đã bị chính chúng ta bôi bẩn vì dục vọng đen tối.
Chưa hết, ngoài việc nhồi những thứ ngớ ngẩn ấy vào bánh trung thu, người ta bắt đầu làm những thứ bao bì hết sức tốn kém và thừa thãi. Một cái bánh kiểu quý tộc sẽ được đựng trong hộp gỗ quế, lót nỉ lót nhung… Về hình thức, trông nó như một cái va ly đựng ngọc bảo. Việc vẽ rắn thêm chân này cũng chỉ để nâng giá lên thật cao để chứng tỏ đẳng cấp mà thôi. Những tưởng với loại bánh đắt cắt cổ này sẽ không có người mua, nhưng sự thật là bán khá đắt hàng, thường phải đặt trước mới có.
Nếu chúng ta quay ngược lại thời gian chỉ khoảng chục năm trước, tôi tin rằng trung thu hồi ấy vui hơn nhiều. Tôi nói vui hơn, bởi thời đó cái tết trung thu được sống trong ý nghĩa đích thực của nó. Cứ mỗi dịp thu về là bọn trẻ nô nức chuẩn bị đồ chơi - những món đồ chơi giản dị do chúng tự làm: ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân… Bọn trẻ tự tay vót nan, dán giấy hào hứng và vui biết nhường nào. Những thứ đồ chơi ấy nó làm bọn trẻ vui vì đó là sản phẩm của chính bọn trẻ. Và cái bánh trung thu thơm dẻo, trắng ngần trở nên ngọt lịm hơn bao giờ hết.
Tôi còn nhớ rất rõ cách làm bánh của mẹ tôi. Đó là những cái bánh trắng tinh, thơm lừng và giản dị vô cùng. Dẫu rằng thời đó thiếu thốn, chẳng nhiều bánh trái, đồ chơi như bây giờ nhưng cái gì do chính tay mình làm cũng vô cùng ý nghĩa. Bởi chỉ chính tay chúng ta tạo ra nó, sống cùng với nó mới thấm được hết cái hương vi sâu xa kia.
Còn bây giờ, tất cả đã có sẵn, chẳng phải làm gì cứ ra chợ mà mua. Người lớn chỉ cần mua về vài cái bánh, vài cái đèn thế là đón tết trung thu. Bọn trẻ thì hình như cũng chẳng mặn mà lắm với mấy thứ đồ chơi sáng lập loè bằng pin Trung Quốc ấy. Và bánh dẻo - những cái bánh kiểu công nghiệp loè loẹt màu sắc cũng không hấp dẫn chúng nữa. Ở thành phố tôi đố phụ huynh nào nhìn thấy con em mình tự ăn hết một cái bánh trung thu loại vừa đấy! Chất ngọt bây giờ với đám trẻ là một sự tra tấn, chúng sẽ giãy nảy nếu bắt chúng ăn. Chúng chán bởi quá nhiều và thừa thãi.
Trở lại câu chuyện của người lớn. Chính người lớn đã làm mọi việc tồi tệ thêm. Người lớn đã lợi dụng cái tết của trẻ con để biếu nhau những cái bánh “quái vật”, không biết chừng khi đem biếu những chiếc bánh kiểu ấy người ta còn kèm cả USD, nhét vàng ròng vào bên trong. Cái bánh mà ý nghĩa của nó là sự trong sáng đã bị những gã người lớn đang ngùn ngụt tham vọng nhồi vào các thứ hết sức ngớ ngẩn kia thật sự đã chết lâu rồi. Năm ngoái tôi đến chơi nhà ông chú họ, đây là ông chú cũng có chút vai vế thế nên hay được biếu quà cáp mỗi dịp tết lễ.
Chính mắt tôi đã nhìn thấy một cái bánh trung thu to gần bằng cái thớt nghiến. Trong đó là một mê hồn trận những thứ chẳng liên quan đến bánh dẻo trung thu: nào là sâm, nào là nhung hươu, nào là vây cá mập… chúng bị ép chặt cứ nhầy nhầy toả mùi tanh tanh. Ông chú tôi cười và bảo: “tao đố mày ăn được đấy!”. Đúng là khó ăn thật, chúng chỉ để nhìn, để cảm thấy sự thừa thãi… Cuối cùng bà cô tôi nhận xét: “Chỉ có cái hộp là dùng được. Cô đem về đựng đồ trang sức…”. Hay thật, hộp bánh lại dùng để đựng đồ trang sức! Người lớn chúng ta luôn làm chuyện ngược đời.
Bọn trẻ không còn hào hứng với tết trung thu phần lớn do người lớn. Đơn giản vì tết của bọn trẻ phải hồn nhiên và đơn giản như chính tâm hồn chúng. Đằng này chúng ta vắt óc để “bịa” ra những thứ hết sức lăng nhăng. Lại thêm những thứ đồ chơi lập dị nhập khẩu từ nước ngoài, mà những thứ đồ chơi ấy đâu phải trung thu kiểu người Việt. Cứ thế và cứ thế người lớn đã đẩy cái tết trung thu ra khỏi tư duy của bọn trẻ.
Và khi cái tết trung thu đi qua thì ôi thôi! Trên đường phố, người ta bắt đầu vứt bánh ăn thừa, bánh ế ẩm…Chúng nằm chỏng vọng bốc mùi hôi thối. Còn các loại vỏ bánh thì lập loè như ma chơi. Chỉ khổ những người làm công tác vệ sinh môi trường. Sẽ có người phản biện rằng, đó là lẽ tự nhiên, nhu cầu của xã hội, người ta có tiền thì người ta chơi để chứng tỏ đẳng cấp. Một cái bánh bằng cả gia tài của kẻ khác mới xứng danh “quý tộc”. Mà ngẫm cũng đúng, tiền bạc họ kiếm được, họ có nhu cầu nên người ta mới sản xuất chứ có ai bắt đâu.
Nhưng đó là một dấu hiệu của sự biến thái trong văn hoá của con người thời đại @. Kiếm được nhiều tiền đã khó, việc biết tiêu tiền như thế nào lại càng khó hơn. Đừng nghĩ rằng, vung tiền ra như lá cây là chứng tỏ được đẳng cấp “quý tộc” của mình.
Tôi có một ông bạn gặp rắc rối với chính chiếc bánh trung thu “quý tộc” nọ. Số là anh bạn có việc đang muốn nhờ cậy nên tìm bằng được chiếc bánh kiểu ấy để biếu lãnh đạo. Sau rất nhiều lần đặt mua cũng có được một chiếc như ý: hộp gỗ, lót nỉ lót nhung, có kèm rượu Tây… Chỉ tội giá quá mắc, nó quá sức với túi tiền vốn không nhiều của anh bạn tôi. Thế là bàn ra tính vào, hai vợ chồng thảo luận mãi. Chồng thì bảo với ngần ấy tiền thì quy ra phong bì cho xong, còn vợ lại cãi: phong bì thô lắm, tết nhất cần có bánh làm cái cớ để làm quà… còn phong bì phải đi kèm mới hợp thời.
Loanh quanh mãi hai vợ chồng đâm ra cãi nhau rồi giận dỗi. Cuối cùng hai người cũng quyết định mua cái bánh nặng ký ấy về để làm quà. Nhưng xui xẻo ở chỗ, đứa con trai bốn tuổi nghịch như quỷ sứ ở nhà, thấy món đồ lạ nên nhân lúc bố mẹ đi vắng đã bóc ra xem và nhón đi mấy miếng. Vợ chồng anh bạn tôi xót của, giận con nên lại càng cãi nhau to hơn…
Thấy vậy tôi góp ý rằng, bánh “quý tộc” đắt quá thì mua bánh bình thường vậy, như thế có phải tiết kiệm hơn không. Anh bạn tôi gắt: ông cứ đến thử nhà lãnh đạo mà xem, bọn nó toàn bánh đẳng cấp, mình đến với cái bánh bán đầy ở chợ quê mùa lắm! Cái câu: “quê mùa lắm”, anh bạn tôi kéo dài chua xót…
Thì ra là vậy, tôi cũng lờ mờ hiểu đôi chút về sự thật buồn bã này. Người ta đua nhau vì sợ người khác biết mình yếm thế! Sự thật là nhiều người khả năng tài chính không phải nhiều nhặn gì cũng cố gồng mình để đua với thiên hạ. Cái sự đua ấy nó không bắt nguồn từ chính động lực bên trong của họ mà từ bên ngoài. Từ cái sợ người ta bảo mình quê mùa… Một cái sợ hết sức vô lý!
Sẽ còn nhiều cái tội của người lớn nhưng chỉ xin một điều rằng, đừng vì những lý do ngớ ngẩn mà làm hỏng cái tết của trẻ con, cụ thể là cái bánh trung thu tinh khiết ngọt lịm ấy.
ASáng
TuanVietNam
2 Lời bình:
Tuổi thơ của mình gắn liền với thôn quê , tết trung thu là điều mà mọi đứa trẻ chúng tớ đều mong chờ - và mỗi một tết trung thu đều là một kỷ niệm đẹp ....
Thật tội nghiệp cho trẻ em bây giờ , dù ko có cái sự "bóp méo" ý nghĩa của chiếc bánh này đi nữa, thì đối với con nít thành thị trung thu cũng chả có gì vui khi mà không kiếm được một nơi .... không có đèn neon để mà chơi đèn cầy :)).
Còn bàn về bánh thì mình không dám bàn nhiều , vì vốn từ nhỏ đã ... không thích bánh trung thu , ăn dở òm hà :D tết nào cũng cắn miếng cho xôm thôi :D
Giống ý tui ghê ^^