Author: Lorian Mr
•10/14/2009 11:29:00 CH
Tin hay không thì tùy, nhưng phổi của bạn mới chỉ có 6 tuần tuổi, còn các nụ vị giác trong miệng là 10 ngày. Vậy phần còn lại của cơ thể bạn thì sao?

Nhiều người cáu kỉnh với tuổi già, sẽ ngạc nhiên chút ít khi biết rằng dù bạn đã sống bao nhiêu năm đi nữa, thì một vài phần trên cơ thể cũng mới chỉ có tuổi thọ là vài tuần, thậm chí vài ngày. Theo DailyMail, đó là bởi các cơ quan này không ngừng làm mới mình:

Tuổi của gan: 5 tháng

Gan nổi tiếng với khả năng tự sửa chữa và tái sinh nhờ vào lượng máu cung cấp dồi dào. Nếu bạn tự hỏi tại sao ngay cả những tay bợm nhậu vẫn có thể cải thiện trạng thái lá gan của họ, đó là vì các tế bào gan chỉ có tuổi thọ khoảng 150 ngày.

"Tôi có thể bỏ đi 70% lá gan của một người trong một ca phẫu thuật, và khoảng 90% trong số đó sẽ mọc lại trong 2 tháng", David Lloyd, nhà phẫu thuật gan tại Bệnh viện hoàng gia Leicester lý giải.

Tuy nhiên ở những đệ tử lưu linh, các tế bào nhu mô của gan có thể bị hư hỏng đến mức nó tạo thành mô sẹo, không thể phục hồi được.

Tuổi của nụ vị giác: 10 ngày

Lưỡi được bao phủ bởi khoảng 9.000 nụ vị giác, giúp chúng ta nhận biết vị ngọt, mặn, cay và chua. Các nụ này là tập hợp của các tế bào trên mặt lưỡi, chúng bị thay thế sau khoảng 10 ngày hoặc 2 tuần.

Tuổi của não: bằng với tuổi của bạn

Hầu hết những tế bào đi theo chúng ta suốt cuộc đời đều nằm ở trong não, chuyên gia John Wadley cho biết.

"Chúng ta sinh ra với tất cả số tế bào não dự trữ - khoảng 100 tỷ - và hầu hết chúng đều không thay thế mới khi bị già đi".

Thực tế, chúng ta đang mất dần các tế bào này, là lý do gây ra bệnh mất trí nhớ và tại sao những tổn thương trên não lại gây ra thiệt hại ghê gớm như vậy.

Chỉ có hai vùng não có thể tái sinh, đó là vùng cảm giác về mùi và vùng chân hải mã - khu vực cho việc học tập.

Trái tim: 20 năm

Đến gần đây người ta vẫn nghĩ rằng trái tim không thể tự làm mới mình. Nhưng một nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa New York đã tìm thấy thực ra trái tim với các tế bào gốc vẫn đang âm thầm trẻ hóa, ít nhất 3-4 lần trong một cuộc đời.

Phổi: 2 - 3 tuần

Các tế bào phổi thường xuyên làm mới mình. Tuy nhiên, trong phổi có các tế bào khác nhau với tốc độ thay mới khác nhau.

Mắt: Bằng tuổi bạn

Mắt là một trong số ít các phần của cơ thể không thực sự thay đổi trong suốt cuộc đời. Phần duy nhất thường xuyên làm mới mình là giác mạc, lớp trong suốt ở ngoài cùng của mắt. Nếu bị hư hỏng, nó có thể phục hồi sau 24 giờ.

Da: 2 - 4 tuần

Lớp bề mặt của da chúng ta thay mới mình cứ mỗi 2-3 tuần. Tốc độ thay nhanh chóng như vậy vì da là lớp bảo vệ ngoài cùng của cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với các thương tổn cũng như chất ô nhiễm.

Mặc dù thay mới như vậy, song chúng ta vẫn có các nếp nhăn khi già đi. Đó là bởi da đã mất collagen - chất tạo độ đàn hồi.

Xương: 10 năm

Xương cũng đang âm thầm làm mới mình. Nhưng quá trình này phải mất khoảng 10 năm mới hoàn tất. Khi chúng ta già đi, quá trình tái sinh này chậm lại, vì thế xương sẽ có xu hướng mỏng hơn.

Hệ tiêu hóa: 2 - 3 ngày

Ruột của chúng ta được phủ bằng các tế bào lông tơ. Chúng có tốc độ tái sinh rất nhanh và có thể được thay toàn bộ chỉ sau 2-3 ngày. Đó là vì chúng thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất như axit trong dạ dày.

Phần còn lại của ruột tự bảo vệ mình bằng một lớp nước nhầy, nên được thay mới sau 3-5 ngày.

Móng tay chân: 6 - 10 tháng

Các móng tay của chúng ta mọc ra khoảng 3,4 mm mỗi tháng, gấp đôi tốc độ của móng chân. Móng tay của người trẻ và đàn ông mọc nhanh hơn.

Các tế bào hồng cầu: 4 tháng

Các tế bào chuyên chở ôxy cho cơ thể được thay mới sau mỗi 4 tháng.

Tóc: 3-6 năm

Tuổi của tóc phụ thuộc vào độ dài của nó, nhưng thường thì tóc mọc một cm mỗi tháng.

Thuận An
This entry was posted on 10/14/2009 11:29:00 CH and is filed under , . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

0 Lời bình: