Author: Lorian Mr
•2/19/2009 11:07:00 CH
Ít ai có thể nghĩ rằng dòng nhạc đang là “thời thượng” hiện nay lại chính là dòng nhạc xưa mà đôi khi tuổi đời của các tác phẩm này còn cao hơn tuổi của những người đang biểu diễn.

Sự xuất hiện trở lại của các ca khúc thuộc những thập niên 50, 60, 70 thế kỷ trước đã mang đến một luồng gió mới trong âm nhạc VN, nhất là với các ca sĩ đang trong giai đoạn “giàu năng lượng và khả năng sáng tạo” như Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly... thì nhạc xưa là một cái gì đó rất... mới cần được khai phá.

Sốc nhưng vẫn thu hút

Có một dạo, nhiều người ngỡ ngàng khi nghe một bản nhạc có đoạn intro rất rock, ai cũng ngỡ Cẩm Ly chuyển sang hát rock vì nghe câu guitar “phá tiếng” đặc trưng, thế nhưng tiếp ngay sau đó lại là câu hát của một bài nhạc... vốn “xưa như trái dưa”: “Chúng mình không còn yêu nhau thì thôi, anh nói ra đi trắng đen một lời...”. Chắc hẳn mọi người đều biết bài này qua giọng ca của ca sĩ Giao Linh - Tuấn Vũ đình đám một thời nhưng đến khi qua tay ca sĩ Cẩm Ly thì ca khúc Thà trắng thà đen này đã thật sự “đổi màu”. Chưa biết hiệu quả của nó như thế nào, nhưng khi nghe xong thì mọi người có cảm giác là ca khúc cũ đã được làm “mới” hơn và mở ra một giai đoạn đầy thách thức đối với các biên tập, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất trong công cuộc làm mới nhạc xưa.

Cách làm mới đầu tiên là các nhạc sĩ hòa âm ngày nay mang những tiết tấu không hề có vào thời các ca khúc này ra đời để làm mới lại ca khúc trên nền những giai điệu cũ. Tiết tấu càng đa dạng, mới mẻ thì càng được nhiều khán giả trẻ để ý. Thay vì ngày xưa chỉ toàn bolero, tango, slow rock rỉ rả buồn thì ngày nay cũng với những ca khúc ấy nhưng xuất hiện trên nền new age, 16 beat và cả techno hay world music cho “kịp thời đại”. Đây là một cách làm mới mà những người “thủ cựu bài tân” cho là đã tạo ra những dị bản trong âm nhạc, vì nhạc xưa vốn hay là vì nó... rất xưa chứ nếu làm mới lại bằng những tiết tấu hiện đại của Mỹ, phương Tây thì chẳng khác nào mang gạch Italy về xây... tháp cổ. Thế nhưng những bản nhạc xưa với giai điệu đẹp được hòa âm trên nền nhạc mới và do các “sao” thời thượng hát thì khán giả trẻ vẫn hào hứng đón nhận như là một cuộc cách tân, mà gần đây là bản hòa âm ca khúc 60 năm cuộc đời được phối lại trên nền nhạc jazz được nhiều khán giả trẻ download với tốc độ chóng mặt trên mạng.

Mới nhưng vẫn giữ nét xưa

Song song với cách làm mới dễ gây sốc như trên thì phần lớn các ca sĩ chọn một cách làm mới nhưng vẫn giữ được nét “xưa” của ca khúc là vẫn giữ đúng điệu bolero hay slow rock, chỉ thay đổi phần âm sắc khi đưa vào vài nhạc cụ hiện đại hơn, sử dụng nhiều hòa âm lạ hơn mà đảm bảo là không tạo ra “dị bản”. Một trong những ca sĩ làm tốt điều này là Quang Linh với album Nửa đêm ngoài phố.

Có thể thấy việc làm mới một bản nhạc xưa bằng cách thay đổi hòa âm, tiết tấu vốn đã khó khăn rồi, song khó khăn nhất vẫn là làm sao các ca sĩ ngày nay có thể “làm mới” quan điểm của người vốn yêu thích nhạc xưa vì hầu như mỗi ca khúc xưa đều được “đóng dấu” bởi một giọng hát cũng rất... xa xưa cho nên các ca sĩ ngày nay nếu ai làm mới nhạc xưa mà được chấp nhận thì xem như đã “vượt qua định kiến” trên con đường âm nhạc. Đàm Vĩnh Hưng là một trong những ca sĩ đã mang được một cá tính rất “thời nay” vào những ca khúc “thời xưa” qua những album nhạc Trịnh và hàng loạt chương trình Dạ khúc cho tình nhân với giá vé cao ngất ngưởng mà hầu hết đều bán chạy. Đôi khi chỉ vì khán giả tò mò muốn nghe thử Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc xưa sẽ “gào thét” như thế nào, để rồi họ lại bất ngờ bị “Mr Đàm” chinh phục như câu hát “Tuổi đời chân đơn côi, gót mòn đại lộ buồn...” của anh được hầu hết các công nhân lưu vào điện thoại và cũng là ca khúc đưa Đàm Vĩnh Hưng lên bục danh dự của giải Mai Vàng vừa qua. Tuy nhiên việc chinh phục khán giả bằng cách mang giọng hát đầy cá tính hiện đại của mình vào để làm mới nhạc xưa thì không phải ai cũng thành công như “Mr Đàm” và nhiều người đã lặng lẽ bỏ cuộc. Bởi lẽ một ca sĩ muốn làm mới được nhạc xưa thì cần phải có một tâm hồn sâu sắc như “người xưa” và một “nội công thâm hậu” của “người nay”, đủ để lôi kéo số đông công chúng và cả những khán giả khó tính nhất về phía mình.

Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy
ThanhnienOnline
This entry was posted on 2/19/2009 11:07:00 CH and is filed under , . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

2 Lời bình:

On lúc 01:16 2 tháng 3, 2009 , Nặc danh nói...

Nhạc xưa, riêng bản thân nó đã có thể sống vững rồi, đơn giản là đã qua thời gian mà nó vẫn không phai đi.
Hát nhạc xưa giống như là cho khán giả một món ăn dân giã nhưng lạ miệng, ngon lành.
Còn khán giả, cho tới khi nghe ca sĩ mình hát mới nhận ra là bài hát đó hay.

 
On lúc 14:06 3 tháng 3, 2009 , Hải Trung Kim nói...

chào Lorian, cái Blogger Pager 2.0 vẫn dùng được cho Classic đấy (cụ thể là Anhvo đang dùng trong vietwebguide). Để cài đặt cậu chỉ cần cho code sau vào dưới thẻ </Blogger> là được:

<MainPage>
<div align="center" style="margin:5px;">
<form action="#" name="pager20"><span id="vwg-pager-first"></span> <span id="vwg-pager-prev"></span>
<input name="showingpage" onfocus="this.select()" value="init..." type="text"
size="4" title="Enter page's number that You want to go" />/<input size="4"
type="text" name="pagestotal" disabled="disabled" value="init..." /> <input
type="button" onclick="checkpager()" value="Go" /> <span id="vwg-pager-next"></span>
<span id="vwg-pager-last"></span></form>
</div>
<script type="text/javascript">
var blogID = "1193242412365517650";
var home_page = "http://www.vietwebguide.com/";
var pager_max_main = 10;

var pager_first_text = "First";
var pager_last_text = "Last";
var pager_prev_text = "Prev";
var pager_next_text = "Next";
</script>
<script src="http://www33.websamba.com/anhvosite/blogger/js/blogger_pager_script_v20.js"
type="text/javascript"></script>
</MainPage>

Nhớ là thay các tham số ở trên cho hợp lý nhé. Thay như thế nào cậu có thể vào đây làm tương tự:

http://www.vietwebguide.com/2008/12/blogger-pager-script-version-20.html

Enjoy!