Author: Lorian Mr
•11/27/2008 03:24:00 CH
TTCT - Vấn đề dạy thêm - học thêm từ lâu đã trở thành một trong những nỗi bận tâm lớn của toàn xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều ý kiến, bài viết cũng như nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập quan điểm của chính người trong cuộc, tức học sinh (HS).

Vậy HS nghĩ gì về việc học thêm? Học thêm vì lý do gì? Tác động của việc học thêm đối với thành tích học tập cũng như sức khỏe của HS ra sao?...

Học thêm từ khi nào? Số môn và các môn học thêm? Chi phí học thêm hằng tháng?

Kết quả khảo sát cho thấy 66,2% HS đã bắt đầu đi học thêm từ khi vào học THCS, trong đó có đến 29,5% bắt đầu học thêm ngay từ năm học đầu cấp học này (tức lớp 6). Trong 33,8% HS học thêm từ cấp tiểu học, có 7,0% cho biết đã học thêm ngay từ khi học lớp 1, tức là ngay khi vừa học xong bậc học mẫu giáo.

Về số môn học thêm, trung bình mỗi HS đang học thêm 2,5 môn, trong đó có 50,2% học thêm từ ba môn trở lên. Kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p nhỏ hơn 0.05 ) giữa thành tích học tập với số môn học thêm của HS: HS càng có kết quả học tập tốt thì số môn học thêm cũng càng nhiều và ngược lại.

Như vậy, hiện nay nếu HS muốn có thành tích học tập tốt thì bắt buộc phải học thêm nhiều, mà việc học thêm nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào mức sống gia đình của HS tức HS thuộc gia đình khó khăn sẽ rơi vào nguy cơ bị tụt hậu hơn so với HS thuộc gia đình có mức sống khá giả.

Khảo sát các môn HS đang học thêm cho thấy có bốn môn được chọn học thêm nhiều nhất là toán (84,9%), tiếng Anh (52,3%), lý (47,9%) và hóa (41,6%). Môn văn, vốn được gọi là “nhân học”, chỉ có 19,9% HS chọn học thêm mà thôi. Nếu phân theo cấp học, hai môn được HS bậc THCS chọn học nhiều nhất là toán (83,5%) và tiếng Anh (61,3%). Trong khi đó, HS bậc THPT tập trung vào ba môn chủ lực là toán, lý, hóa và chỉ có 3,3% chọn học thêm môn văn.

Về chi phí cho việc học thêm, qua kết quả khảo sát, trung bình một HS phải bỏ ra 326.474 đồng/tháng, trong đó cấp THCS là 287.024 đồng và cấp THPT là 391.171 đồng. Như vậy, càng học lên cao thì chi phí cho việc học thêm càng nhiều (p nhỏ hơn 0.006). Tất nhiên, chi phí học thêm cũng phụ thuộc mức sống gia đình của HS. Nhóm HS thuộc gia đình khá giả chi cho học thêm hằng tháng là 360.503 đồng, còn nhóm HS thuộc gia đình khó khăn chỉ chi 280.000 đồng. Dù với mức sống nào thì mỗi năm gia đình đều phải chi trên 3 triệu đồng cho mỗi đứa con đang đi học. Như vậy, nếu có hai hoặc ba con đi học, số tiền học thêm sẽ là một gánh nặng lớn cho ngân sách gia đình (khảo sát cho thấy số em cho biết gia đình hiện có từ hai người đang còn đi học trở lên chiếm đến 61,7%).

HS học thêm ở đâu? Học với ai? Số buổi học thêm mỗi tuần và số giờ mỗi buổi học thêm?

Về nơi học thêm, 48,6% HS cho biết đang học thêm tại nhà thầy cô (HS THCS 52,7% so với 42,0% HS THPT), 23,9% cho biết đang học tại các trung tâm dạy thêm (19,3% THCS và 31,5% THPT) và 22,9% cho biết học thêm tại trường đang theo học chính khóa (19,3% THCS và 28,7% THPT).

Đối với người dạy, 39,6% HS cho biết học thêm với thầy cô đang dạy tại trường mà HS đang theo học chính khóa, kế đến là học với thầy cô ở trường khác và thầy cô ở các trung tâm dạy thêm (35,0% và 29,2%). Đáng lưu ý: HS thuộc gia đình càng khó khăn thì càng có xu hướng chọn học với thầy cô đang dạy tại trường mà HS đang học chính khóa, còn HS thuộc gia đình khá giả chọn học với gia sư, thầy cô ở trung tâm, thầy cô ở trường khác nhiều hơn.

Về số buổi học thêm trong tuần, kết quả khảo sát cho thấy số ngày đi học thêm trung bình mỗi tuần là 4,09 ngày và thời gian trung bình mỗi ngày học thêm là 2,06 giờ. Đặc biệt 10,3% HS đi học thêm 7 ngày/tuần và chỉ có 2,5% cho biết chỉ học thêm 1 ngày/tuần mà thôi. Như vậy có thể thấy hiện nay việc học chính khóa và học thêm đã chiếm gần hết thời gian của HS, vì vậy việc tham gia các hoạt động ngoại khóa hay vui chơi giải trí là rất hạn chế.

Giữa các cấp học cũng có sự khác biệt về thời gian học thêm. Cụ thể ở cấp THCS, mỗi HS học thêm 3,9 ngày/tuần, HS ở cấp THPT học đến 4,4 ngày/tuần. Kết quả học tập có mối tương quan thuận với số buổi đi học thêm, tức học thêm càng nhiều thì kết quả học tập càng tốt và ngược lại, cụ thể HS có kết quả học tập loại giỏi thì số ngày học thêm trung bình là 4,2 ngày, trong khi với HS loại trung bình và yếu thì số ngày học thêm lần lượt là 3,6 và 3,3 ngày/tuần.

Lý do học thêm là gì? Học thêm có tác động gì đến HS? Đánh giá chung về việc học thêm hiện nay?

Những lý do hàng đầu khiến HS phải đi học thêm là nhằm củng cố kiến thức đối với các môn học yếu (48,8%), kế đến là học thêm để theo kịp chương trình chính khóa (41,9%) và thứ ba là do bản thân các em thích đi học thêm (39,4%). Đặc biệt cuộc khảo sát cũng cho thấy 17,3% HS cho biết đi học thêm là để học trước chương trình học chính khóa và 14,6% cho biết không học thêm thì không đạt được điểm cao.

Tất nhiên, lý do học thêm cũng còn phụ thuộc cấp học và thành tích học tập của HS. Chẳng hạn, đối với HS đang học THPT, lý do chủ yếu là để củng cố kiến thức (62,1%), để theo kịp chương trình chính khóa (56,6%) và để chuẩn bị cho kỳ thi đại học (53,3%); ngược lại, đối với HS đang học THCS, lý do đầu tiên để học thêm là do bản thân thích học (46,6%) và sau đó mới đến lý do củng cố kiến thức (40,6%). Còn đối với HS có học lực giỏi, chủ yếu là do bản thân thích học (45,7%), HS có học lực trung bình đi học thêm chủ yếu để củng cố kiến thức các môn học yếu và để theo kịp chương trình học.

Như vậy, lý do chủ yếu để đi học thêm hiện nay của HS thường là nhằm củng cố kiến thức và để theo kịp chương trình do chương trình học hiện nay quá nặng. Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 2,3% HS cho biết chương trình học hiện nay là nhẹ và 39,8% cho là bình thường trong khi có đến 57,9% còn lại đánh giá chương trình học hiện nay là từ khá nặng đến rất nặng. Như một nam HS THPT cho biết: “Tại vì nền giáo dục VN mà em phải học thêm, chương trình quá nặng chẳng để làm gì, chỉ để thi”. Một nữ sinh THPT khác cho biết: “Em phản đối việc học thêm vì quá nặng đối với HS, nhưng do trên lớp chưa đầy đủ kiến thức nên phải đi học thêm”.

Về tác động của việc học thêm đối với HS, đa số HS đều cho biết việc học thêm đã lấy hết thời gian nghỉ ngơi và giải trí (51,6%), vì vậy HS cũng cho biết cảm thấy mệt mỏi vì phải học quá nhiều (36,1%), đồng thời việc học thêm quá nhiều cũng khiến HS không có thời gian tự học và học bài tại nhà (26,2%), tốn quá nhiều tiền cho việc học thêm cũng là điều được khá nhiều HS nêu lên trong cuộc khảo sát này (20,3%).

Như vậy, mục tiêu của giáo dục là nhằm tạo ra những công dân có sức khỏe và có kiến thức có thể sẽ không thành hiện thực vì việc học cả chính khóa lẫn học thêm hiện nay đã làm HS mệt mỏi và không còn thời giờ để giải trí, vui chơi. Với nội dung chương trình như hiện nay, việc học thêm là không tránh khỏi và việc này chắc chắn sẽ để lại những hệ quả không tốt đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của HS. Việc giảm tải chương trình chắc chắn là điều cấp bách nếu chúng ta muốn HS có cơ hội phát triển toàn diện.

Khi được hỏi về sức khỏe hiện nay, đa số HS đều cho rằng cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng (57,4%), trong đó có 62,6% HS nữ cho biết việc học hiện nay là mệt mỏi và căng thẳng.

HS có dự định thi đại học không?

77,3% HS cho biết mình sẽ thi ĐH trong tương lai, và chỉ 2,4% quả quyết không thi ĐH, số còn lại đang do dự. Tuy nhiên, khi xem xét ý định này giữa HS THCS và HS THPT, chúng tôi thấy có một sự khác biệt đáng quan tâm: 68,9% HS THCS cho biết sẽ thi ĐH (so với 90,6% HS THPT) và 31,1% còn lại cho biết sẽ không thi hoặc chưa biết có thi ĐH hay không. Con số này rất có ý nghĩa vì nếu chúng ta muốn định hướng nghề nghiệp cho HS cũng như muốn giảm bớt lãng phí khi có quá nhiều HS chọn thi ĐH thì chúng ta phải bắt đầu định hướng ngay từ khi còn ở bậc THCS chứ không phải là năm cuối bậc THPT như hiện nay đang làm.

Cuộc khảo sát được thực hiện cuối tháng 10-2008 với 480 HS cấp THCS và THPT (năm trường THCS và ba trường THPT công lập) trải rộng trên địa bàn các quận 3, 9, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Vì là một khảo sát mang tính khai phá nên mẫu được sử dụng là “mẫu tình cờ”: người hỏi đến các trường và phỏng vấn trực tiếp HS hiện đang học thêm ngoài chương trình học chính khóa.

MINH TIẾN & XH-CT07
Tuoitreonline

Author: Lorian Mr
•11/26/2008 02:06:00 SA
Giống như đến hẹn lại lên, lúc rảnh hiếm khi nào mình có thể viết bài, nếu có muốn viết cũng chẳng biết viết gì. Nhưng mà khi có nhiều việc dồn dập vào, thời gian gấp rút, là mình lại có nhiều ý tưởng để viết bài.

Vì sao tự dưng lại nghĩ đến “bữa cơm gia đình”: Đi học về tối, ghé quán cơm, thấy sao giống thời còn là sinh viên ghê (mà giờ có khác gì lúc đó đâu).
Author: Lorian Mr
•11/24/2008 08:54:00 CH
Bài hát này hay. Lời nhạc sâu sắc, có ý nghĩa (mà phần lớn người Việt Nam gọi là sến). Phần nhạc cũng hay không kém, buồn buồn nhẹ nhẹ
If We Hold On Together
Diana Ross

Don't lose your way
With each passing day
You've come so far
Don't throw it away
Live believing
Dreams are for weaving
Wonders are waiting to start
Live your story
Faith, hope & glory
Hold to the truth in your heart

Author: Lorian Mr
•11/22/2008 11:29:00 CH
Như đã nói, bắt đầu gởi bài hát của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Khởi đầu là bài hát "Khát Vọng", bài này hay, ý nghĩa.

Lời nhạc: Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Author: Lorian Mr
•11/20/2008 12:37:00 CH
Một đôi vợ chồng mới qua Mỹ được ít lâu, lại hay cãi vã đòi ly dị, bỏ bụng lắm bấy lâu bị vợ lấn lướt nên nói:

-Sugar you you go, sugar me me go!
( Đường cô cô đi, đường tôi tôi đi!)

Cô vợ:

- You think you tasty?
(anh nghĩ anh ngon lắm hả ?)

Anh chồng:

- I love toilet you go go!
(tôi yêu cầu cô đi đi!)
Author: Lorian Mr
•11/19/2008 02:21:00 SA
“Lúc đó thất tình nên muốn làm cái gì đó để quên đời. Nghe tụi bạn nói cắt tay rất phê nên mình thử. Lúc mới cũng ghê nhưng làm vài lần thì cực thích. Không đau lắm đâu. Buồn mà cắt một phát hết buồn liền”- Angle's blog

Cũng theo Angle, bạn bè cô nhiều người chơi trò này cách nay hai năm, giờ đã “nghiện”. Không cần có chuyện buồn, chỉ cần thấy tay chân lành lặn cũng đủ bứt rứt, phải mua dao lam về cứa vài phát mới chịu được. “Mọi người nghe nói thì khiếp chứ thử đi biết liền. Chỉ cắt mỏng, tê tê tí, vài giờ là máu khô queo, đâu có sẹo gì. So với hút xì ke mình thấy thú chơi này an toàn mà lại phê ra phết”, Angle cho biết.

Trong một diễn đàn trên mạng dành cho những người thích cảm giác mạnh, các “tín đồ” của trào lưu cắt da thịt còn đua nhau khoe những “tác phẩm” mới thực hiện xong là những cánh tay chằng chịt các vết cắt, trong đó nhiều tác phẩm được cắt thành những cái tên, hình thú vật, hoa văn với những giọt máu còn tươi roi rói.
Author: Lorian Mr
•11/17/2008 11:16:00 CH
TTO- Bạn đã cùng con “lớn lên”, hay chỉ là người đứng ngoài lề? Một bà mẹ đã trả lời câu hỏi này bằng bài viết chứa đầy sự hối hận...

Tôi là bà mẹ bận rộn. Một bà mẹ từng ước giá một ngày có... 30 giờ mới tạm đủ để giải quyết mọi việc vừa ở cơ quan, vừa ở nhà. Công việc cơ quan không xong, tôi tha tài liệu về nhà, rồi bò ra giường làm đến tận 11 giờ đêm. Con gái 6 tuổi nhờ cô giúp việc và kênh Playhouse Disney chăn giùm. Thỉnh thoảng con vòi mẹ thì mẹ vỗ mông, xoa đầu, làm trò với con dăm ba phút rồi lại cắm mặt vào sổ sách. Ông chồng tôi thì ôm rịt cái laptop, cũng hụ hợ phong trào với con những lúc con cần...
Author: Lorian Mr
•11/16/2008 10:22:00 SA
TT - Ông Lê Văn Canh, trưởng phòng quan hệ quốc tế Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), đi công tác tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 9-11-2008. Ngày 10-11, bạn bè, học trò có tên trong danh sách địa chỉ thư điện tử của ông nhận được một bức thư viết bằng tiếng Anh gửi từ địa chỉ thư Yahoo! (canhqhqt@...) của ông Canh với nội dung ông Canh đang đi du lịch ở London và bị mất ví (trong đó có tiền mặt, thẻ tín dụng…).

Rồi điện thoại di động của ông không roaming trước khi đi nên không sử dụng được. Hiện tại ông cần gấp 1.330 bảng Anh để thanh toán hóa đơn khách sạn và về VN. Trong thư, ông đề nghị không cho gia đình ông biết chuyện để tránh sự lo lắng. Ông sẽ hoàn trả số tiền mượn ngay khi về VN.
Author: Lorian Mr
•11/15/2008 10:04:00 CH
Lên mạng túm được cái phần Chí Phèo hài này, bản vẽ tay khá công phu và đẹp, lại vui nhộn nữa. Chia sẻ với mọi người coi, cấm trẻ em dưới 18 tuổi, vào không chịu trách nhiệm à nha!




Author: Lorian Mr
•11/15/2008 04:10:00 CH
Đã lâu rồi không gởi bài về chủ đề này, sợ nó bị quên lãng, giờ gởi thêm 1 clip tổng hợp ở giải Taekwondo tại Olympic 2004. Thưởng thức nhé...



Author: Lorian Mr
•11/15/2008 12:59:00 SA
Phạm Minh Tuấn là tác giả của nhiều bài hát mà mình rất thích, nhưng đến bây giờ mới biết được điều đó, thật là thiếu sót. Như lúc gặp 1 chú ngồi chung trên xe lửa về quê, chú nói rằng "biết tên bài hát, còn phải biết tên tác giả của bài hát nữa, đó là một cách để tri ân người sáng tác ra nó".
Author: Lorian Mr
•11/13/2008 11:03:00 CH
Mình đã gởi 1 bài lên blog lấy từ website khác về sáng chế Keo tự vá (sử dụng đối với các xe bị lủng lốp, nỗi khổ của dân đi xa lộ) ở đây. Thật ra, mình sau khi đọc, tuy hiểu rõ cơ chế của nó, nhưng không rõ lắm cách dùng ra sao? Nhưng giờ sau khi xem được 1 file video, thì mình có thể hiểu được, khá đơn giản.

Bài viết trên Vietnamnet
Sau một thời gian thử đưa keo tự vá ra thị trường và được người tiêu dùng đón nhận, ông thợ sửa xe Trần Dân Tiến đã cải tiến sản phẩm này. Chỉ mất vài phút bơm keo, có thể bịt kín cùng lúc 3-5 lỗ thủng; chi phí lại giảm một nửa (từ 27.000 đồng xuống 15.000 đồng/lần vá)

So với loại keo tự vá trước đây, keo tự vá cấp thời vừa được cải tiến có khả năng bít nhanh hơn các lỗ thủng do đinh, dăm, cước sắt gây ra do thành phần keo được thêm vào một số chất phụ gia mới. Sau khi được bơm vào ruột xe, keo có thể tráng hết mặt trong của ruột xe, bịt kín mọi vết thủng. Nếu gặp trường hợp thủng bánh xe giữa đường, người đi xe chỉ cần mở vòi xe ra và bơm hết phần keo trong chai vào. Tổng cộng thời gian vá xe chỉ khoảng vài phút.

Sau khi được vá bằng keo cải tiến của ông Trần Dân Tiến, ruột xe “miễn nhiễm” với tất cả các loại đinh trong thời gian 3 tuần. Nghĩa là, trong thời gian đó, cho dù ruột xe có bị cán đinh, keo tự vá sẽ tự động lấp kín chỗ thủng lại.

Kiểu dáng của loại keo mới này cũng có một số thay đổi, tiện lợi hơn cho người sử dụng như: bình keo gọn hơn với nắp bình được cải tiến thành dụng cụ mở van bánh xe, ngoài ra còn có thêm ống dẫn keo trực tiếp từ bình tới bánh xe, thay vì phải đổ keo trực tiếp như trước đây.

Cách sử dụng loại keo tự vá đã qua cải tiến này cũng hết sức đơn giản. Ông Tiến cho biết, chỉ mất khoảng vài phút là có thể vá tới 3-5 lỗ thủng cùng lúc (điều mà loại keo trước đây không làm được).

Đặc biệt, loại keo tự vá mới này có giá thấp hơn gần một nửa so với trước đây (15 nghìn đồng/bình, trước là 27 nghìn đồng/bình).

Mới đây, ông Trần Dân Tiến đã được Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao giấy chứng nhận điển hình sáng tạo cho giải pháp keo tự vá cấp thời và bơm hơi tiện dụng của mình.

Các bạn coi clip ở địa chỉ này đây

Author: Lorian Mr
•11/12/2008 02:27:00 SA
Hôm nay, bạn viết dòng tin nhắn vào blog của tôi, làm tôi lại suy nghĩ rất nhiều.

Chẳng hiểu sao, 2 thằng hiếm khi nào có chung 1 điểm nào tương đồng, lại thành bạn thân như vậy. Lúc nào gặp nhau cũng chỉ nói chuyện chọc nhau chơi, không thì bất đồng. Nó cũng như tôi, rất cố chấp, cứng đầu, ai nói gì thì nói, thích thì nghe, không thì thôi. Thời gian trôi qua, ít nhiều tôi cũng đã thay đổi theo hướng tích cực, còn nó thì... dường như vẫn như cũ.

Chúng tôi có 3 đứa, chơi thân với nhau. Thời cắp sách, cũng chẳng biết vì sao thân, tự nhiên vậy thôi. Có 1 điểm chung buồn của 3 đứa, không biết có phải là lý do mà 3 đứa gần nhau hơn không: cả 3 đều có gia đình không trọn vẹn, ba mẹ ly dị nhau cả. Từ ngày rời trường, mỗi đứa một môi trường tiếp xúc, và hình thành 3 con người khác biệt nhau, về phương diện nào đó.

1 thằng, sự nghiệp là tất cả với nó, luôn hướng tới phía trước, rất có ý chí. Với riêng bản thân, thích suy nghĩ và chiêm nghiệm về cuộc đời, tôi nghĩ tuổi thơ tôi có thể là bất hạnh, có thể là hạnh phúc, tuỳ vào suy nghĩ của tôi. Gia đình tôi, khiến nó hạnh phúc hay khổ đau, cũng chính là do tôi, không trốn tránh, nhưng cũng không đối mặt trực tiếp. Đứa còn lại, khó trách bạn tôi, cuộc đời gặp gần như là sự khổ đau, thiếu tình cảm, và nhìn cuộc đời cũng bằng ánh mắt khác, ít ai vượt qua được sự mặc cảm đó.

Sự cố gắng của chúng tôi để cải tạo cái đầu nó khỏi sự bi quan về cuộc đời này, đôi khi đi vào bế tắc. Thời gian dần qua, và sự việc dần đi về hướng bi quan hơn. Mỗi lần về gặp lại, cũng chỉ là những buổi ngồi cà phê, cảm nhận những giây phút bình yên hạnh phúc ngắn ngủi. Tôi luôn tự hỏi phải làm sao đây? Bằng phương pháp mới nào nữa?

Đôi lúc tạt qua blog, đọc những bài tự sự của nó, lòng buồn rười rượi, lại thấy mình thiếu 1 sự quan tâm.

Làm bạn mà không có cách giúp được bạn, thì là một đứa bạn kiểu gì đây?

Author: Lorian Mr
•11/10/2008 03:08:00 SA
Đám cưới Q Tr. và H Y. Vì 2 đứa đều cùng học chung lớp với mình, nên mình được gặp lại gần hết lớp đại học. Có người sau 2 năm mình mới gặp lại.

Trông mọi người khác xưa nhiều, tất nhiên. Cách ăn mặc cũng khác, còn riêng mình thì vẫn như cũ, chẳng khác gì như lúc đi học. “Đúng là giáo sư” là câu có người nói với mình như vậy. So với 2 năm trước và bây giờ, hình như mình chẳng thay đổi gì mấy nhỉ. Cả cái tính quen với sự chuẩn mực, khuôn phép nữa, đôi khi mình thấy nó không cần thiết, nhưng lại chưa vượt qua được bức tường đó.

Gặp lại mọi người, vui lắm, cảm giác rất khó nói, nhưng cứ gặp lại người quen cũ là kỷ niệm cũ cũng nhớ lại. Những cái bắt tay thân mật, những lời thăm hỏi cũng đã đủ rồi, mọi người vẫn mạnh khoẻ là tốt lắm, và cái tính ham chụp hình vẫn chưa giảm đi ^_^.

Nhật ký: 2 ngày thức dã man để hoàn thành phần thuyết minh và bản vẽ cho công trình, mà thấy mình vẫn tỉnh ghê. Nếu giữ được phong độ như vậy thì tốt, đỡ bớt thời gian ngủ nhiều.

Sắp tới chắc mở thêm một nhánh nữa cho blog của mình, về quan niệm của mình về một vấn đề gì đó, thấy cũng hay. Mình thích toán học, thống kê, miêu tả, thử sức mình để lấy những cái đó quy nạp thành sơ đồ của tình cảm ra sao.

Author: Lorian Mr
•11/07/2008 02:31:00 SA
Quê hương luôn là nơi mình muốn trở về, để cảm nhận cái cảm giác thân quen đã nằm sâu trong tiềm thức. Nên đôi khi tự hỏi, điều gì khiến mình có cảm giác như vậy? Gia đình, bạn bè...?

Quanh đi quẩn lại, thì mình có bao nhiêu bạn, và bao nhiêu bạn thân. Nhìn lại sao mà thưa thớt quá! Ba mình luôn tự hào có những người bạn rất chân tình, lúc hoạn nạn luôn giúp đỡ nhau, không vụ lợi. Mình cũng suy nghĩ có không? Chưa có thời điểm đề nhận ra.

Thử tưởng tượng trên bản đồ Đà Nẵng, bạn bè mình nằm ở bao nhiêu điểm trên đó? Và đường dây liên kết giữa các điểm đó là bao nhiêu? Ít thật đấy! Ai cũng mới bước vào đời, bao dự định riêng cho bản thân được ưu tiên trên hết, con đường mỗi người càng đi càng xa nhau. Ai cũng có một lý do chính đáng để nói ra khi được hỏi, và ai cũng có lý do để trách nhau.

Cố nhớ về quá khứ, hạnh phúc không? nhưng đừng sống với ảo vọng của nó, hãy biến hiện tại thành quá khứ 1 lần nữa.

Author: Lorian Mr
•11/06/2008 11:06:00 CH
Coi clip này cười đã đời luôn. Màn xiếc hài của 2 người... Mọi người xem nhé, chắc chắn sẽ có những trận cười sảng khoái đó!


Author: Lorian Mr
•11/05/2008 09:38:00 CH
TT - Chưa động đất, không hỏa hoạn, mới chỉ vài cơn mưa, thủ đô đã ngập chìm trong nước. Lụt rồi cũng qua, song cảm giác lo âu sẽ còn ở lại với hàng triệu người dân Hà Nội.

Chính quyền sinh ra để làm gì, nếu không vì sự bình an của người dân. Sau cơn mưa lụt, dẹp yên tàn tích, sẽ tới một lúc người ta phải truy xét trách nhiệm của chính quyền, của giới truyền thông và của tất cả những người có trách nhiệm xây dựng, phản biện mọi chính sách ở địa phương.

Người dân đóng thuế nuôi chính quyền những mong con em đến lớp được an toàn, đêm tối có ngọn đèn để thắp, lúc mưa gió có chỗ khô ráo để trú ngụ. Không bảo đảm được những điều ấy, dù tưng bừng tượng đài văn miếu, chính quyền còn nặng nợ với nhân dân.

Tưởng rằng thời buổi văn minh, bất đắc dĩ phải ngoi ngóp trong mưa lũ, người ta mong quá những lời chỉ dẫn, cứu giúp tìm đường. Cả giới truyền thông chậm chạp phản ứng, chúng ta nợ nhân dân thói quen phục vụ những thông tin bình dị. Lụt ở phố nào, tránh từ đâu, nơi nào người cơ nhỡ có thể tá túc, ai cứu giúp khi xe cộ chết máy giữa đường... đã quen với chuyện cao xa trên trời dưới biển, giới truyền thông ngờ nghệch với những dịch vụ đưa tin thô sơ nhất vì lẽ sống hằng giờ của người dân. Ráo riết săn tin hoa hậu, loạn trí người xem với đủ loại game show, đó có phải những thứ chính yếu nhất mà người dân mong đợi?

Khi nhiều khu phố cũ đã khô ráo khá nhanh sau cơn mưa, cư dân nhiều khu đô thị mới vẫn huyên náo bắt cá trên đường cao tốc. To đẹp mà không hiện đại, hoành tráng mà không văn minh, lỗi ấy thuộc về người có quyền quy hoạch thành phố, lỗi ấy cũng thuộc về giới trí thức và những người có sứ mệnh phản biện chính sách. Quá lệ thuộc vào người có quyền, chúng ta ít khi dám nghĩ khác, có nghĩ khác đôi khi cũng không dám nói, có dám nói đôi khi cũng không nói hết. Vì lẽ ấy những đô thị mới cứ phăm phăm mọc lên, thiếu những cảnh tỉnh xã hội, thiếu cả sự phản biện và giám sát của người dân.

Những ai đã nhìn những tập quy hoạch Hà Nội mà người Pháp để lại sau năm 1954, những ai đã sống những ngày Hà Nội thanh bình sau thống nhất đất nước mới thấy những gì chúng ta đang chứng kiến thật ngột ngạt, dở dang. Hà Nội đã ít dần màu xanh, đã hiếm dần khí sạch, sau cơn mưa lũ, có lẽ phải làm thật nhiều việc thì Hà Nội mới đẹp trở lại trong ánh mắt người dân.

PHẠM DUY NGHĨA
Tuổi trẻ Online

Author: Lorian Mr
•11/05/2008 01:13:00 SA
14.000 đóa hướng dương từ vạn tấm lòng


Trong vòng chưa đầy một giờ, cánh đồng hoa hướng dương đã ngập tràn với sắc vàng rực rỡ. Số lượng hoa đã vượt xa con số 10.000 dự kiến ban đầu. Đã không chỉ là ngày hội của những cánh hoa luôn hướng đến Mặt trời mà trở thành ngày để sẻ chia của bao tấm lòng đồng cảm với những bệnh nhi ung thư…

Lẫn trong dòng người tìm về ngày hội, nhiều người đã có những phút lắng lòng bên những dòng nhật ký được triển lãm dọc theo lối đi. Hành trình của những tháng ngày cùng con chiến đấu được cha mẹ thắt lòng ghi lại giữa những đợt hóa trị, vô thuốc đến sức tàn lực kiệt của con. Đã có những giọt nước mắt lăn dài theo từng trang nhật ký. Nhóm bạn Thu Trang (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) đọc, lấy máy hình chụp lại từng trang. “Để cảm nhận được sức mạnh từ trong sâu thẳm mỗi con người và hiểu hơn nỗi khó nhọc của cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư từng ngày từng giờ của các em nhỏ. Đó là lý do vì sao chúng tôi đến đây”, Trang tâm sự.


Đến để sẻ chia…

Sẻ chia, như một đặc tính vốn có của người Sài Gòn mà không chờ được mời gọi. Vì lẽ đó, chị Hồng Anh (Q.3) đã dẫn theo hai cô con gái đi cùng chỉ từ một lời rủ rê. Sau một vòng tham quan, chị đã quyết định mua bức tranh do chính các em bé đang điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vẽ như một cách gửi đi tấm lòng của mình đến các bạn nhỏ. Chưa hết buổi sáng, 11 bức tranh đã được mua trực tiếp hoặc đặt mua qua điện thoại với giá 300.000 đồng/bức để góp vào quỹ hỗ trợ các bệnh nhi ung thư.

“Tôi đã nén lòng trước một bức tranh chỉ là trang giấy học trò khi biết rằng đấy là bức tranh đầu tiên và cũng là cuối cùng của một em bé vẽ bằng đôi tay của mẹ vì căn bệnh đã cướp đi đôi mắt. Em cũng đã ra đi mãi mãi”, cô Mai (Q.Bình Thạnh) chia sẻ.

Có những người từ Vĩnh Long, Cần Thơ bắt xe đò từ sáng sớm tìm đến ngày hội. Bất cứ chỗ nào trống trong khuôn viên sân 37 Nhà văn hóa Thanh niên cũng được tận dụng thành nơi làm hoa. Cả trăm bạn trẻ quên cái nắng ngồi bệt tỉ mỉ dán từng cánh hoa. Đội kèn Trường THCS Võ Thành Trang đã làm không khí ngày hội thêm rộn ràng hơn với những giai điệu. “Nghe nói đến phục vụ ngày hội hoa hướng dương, các em hưởng ứng nhiệt tình lắm, tham gia chương trình này cũng là cách giáo dục các em”- thầy Minh Hoàng, trưởng đội, cho biết.

Nhiều người chỉ kịp ghé vào mua vài bông hoa rồi lại tất tả đi. Nhưng sau mỗi cánh hoa ấy là cả một câu chuyện. Ba của Hữu Vy ung thư giai đoạn cuối, cuộc sống đếm từng phút. Nhưng niềm hi vọng của Vy không hề tắt. Biết ngày hội, anh điện thoại mua 100 bông hoa và nhờ chương trình gửi đến ba mình với hi vọng: “Giúp đỡ các bệnh nhi ung thư và gửi đến ba lời động viên rằng ba hãy cố lên”. Hay ba của Bảo Khang - bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Truyền máu huyết học - ngỏ ý mua 10 bông để góp chút ít cho chương trình và nhắn nhủ con trai “hãy chiến đấu như một dũng sĩ quả cảm nhé!”.

Thông điệp yêu thương


Hàng ngàn lời chúc tràn ngập trên cánh đồng hoa như tiếp thêm niềm tin cho các bệnh nhi ung thư. “Dù có chuyện đau buồn xảy ra, đừng dừng lại, hãy chiến đấu đến cùng”. “Một bông hoa là một niềm tin, một sức mạnh chúng tôi dành cho bạn. Hãy để chúng tôi chia sẻ nỗi đau cùng bạn và mang lại cho bạn nụ cười”. “Dù nhiều chông gai, dù nhiều khó khăn, hãy vững bước, vững tin chính mình. Rồi bạn sẽ thấy thật nhiều hạnh phúc đến trong tầm tay”. “Đừng đầu hàng số phận, hãy sống như hoa hướng dương luôn hướng đến ánh sáng mặt trời”.

Cũng giữa rừng hoa và hàng vạn thông điệp yêu thương ấy, không khó để nhận ra những bông hoa được chính các bệnh nhi ung thư thực hiện. Những dòng ước mơ chở bao hi vọng của một thế giới tuổi thơ. Cô bé Võ Thị Hà, 11 tuổi, ghi: “Con ước mơ có phép lạ chữa cho con và các bạn ở đây hết bệnh để về đi học như các bạn khác”. Bé Huỳnh Quốc Thiện (phòng số 8) gửi điều ước: “Con ước tự con lái máy bay đi du lịch vòng quanh thế giới”, bé Tân thì: “Em ước mau hết bệnh để học thật giỏi trở thành bác sĩ”…

Hàng trăm lời ước nguyện cùng một khát khao chiến thắng bệnh tật, về nhà và đến trường. Nhiều người đã không khỏi bùi ngùi trước bông hoa chỉ có một dòng thật ngắn: “Bố mẹ ơi, con đau lắm”!

Tuổi trẻ online

Author: Lorian Mr
•11/03/2008 09:27:00 CH
Tuần phim Anh tại tp.HCM sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7-11 tại cụm rạp Galaxy (230 Nguyễn Trãi, Q1). Tất cả các phim được chọn để trình chiếu tại VN lần này đều diễn ra trong bối cảnh thành phố như chính tên gọi của tuần phim - "Những câu chuyện đô thị".

Có thể kể đến một vài phim như: Đột nhập với sự tham gia của 2 diễn viên nổi tiếng Jude Law và Juliette Binoche, Một thế giới tự do của đạo diễn hàng đầu thế giới Ken Loach hay Những cậu bé của đạo diễn Saul Dibb. Một loạt series phim ngắn và hoạt hình đặc sắc của các nhà làm phim trẻ Anh quốc và Việt Nam cũng sẽ được trình chiếu trong sự kiện này.

Các buổi chiếu phim đều được thuyết minh tiếng Việt. Vé phát miễn phí từ ngày 28-10 tại hội đồng Anh (25 Lê Duẩn) và rạp Galaxy (230 Nguyễn Trãi, Q1). Có thể vào trang British Council để xem lịch chiếu và thông tin về tuần phim.


Kierston Wareing trong phim It's a free world